Đại Nguyên soái - HaMeoK6



ĐẠI NGUYÊN SOÁI


Có bao nhiêu Đại Nguyên soái?
Tới nay, lịch sử Thế giới đã có 14 người được phong, được suy tôn hay tự nhận là Đại Nguyên soái (tiếng Anh: Field Marshal hay Grand Admiral, tiếng Đức: Generalissimus hay General der Generäle, tiếng Ý: Generalissimo, tiếng Nga: Генералиссимус) hay chính xác là Tướng của các vị Tướng.  

Trong cuộc Chiến tranh 30 năm (1618-1648) giữa Nhà thờ La Mã liên kết với Pháp chống lại Tập đoàn quý tộc Đức, Đan Mạch, Thụy Điển có tới 4 Đại Nguyên soái của cả 2 bên được phong. Trong đó có 2 Đại Nguyên soái của Đế quốc La Mã Thần thánh là:

Albrecht Wenzel Eusebius von Waldstein (1583-1634) người Séc.
Ông là Công tước xứ Friedland và Mecklenburg (thuộc Đức ngày nay) và là Ông hoàng xứ Sagan (thuộc Ba Lan ngày nay)
Ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Pháp trong Liên minh
Được Liên minh phong là Đại Nguyên soái của Đế quốc La Mã Thần thánh năm 1625
Năm 1634 ông bị các cận thận của Hoàng đế Pháp giết.
Johann t’Serclaes von Tilly (1559-1632) – người Bỉ
Ông là Nam tước xứ Villers-la-Ville trong Lãnh địa Công quốc Brabant (thuộc Bỉ ngày nay)
Ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhà thờ trong Liên minh
Được Liên minh phong là Đại Nguyên soái của Đế quốc La Mã Thần thánh năm 1620
 

1 Đại Nguyên soái khác được Hoàng đế Pháp phong là:

Ruprecht von der Pfalz (1619-1682) – người Anh
Ông là Công tước xứ Cumberland (nay thuộc Anh)
Ông là Hoàng tử thứ 2 của vua Friedrichs V (Vua Boehmen - Séc) và con gái vua Jakobs I (Đảo quốc Anh và Ailen)
Ông theo Hoàng đế Pháp chống lại Cromwell (Quý tộc Anh)
Năm 1648: ông là Tư lệnh Hải quân Anh
Năm 1673: ông là Công tước (Lord) Đại Đô đốc Anh - được Hoàng đế Pháp phong là Đại nguyên soái các lực lượng Quân đội các Hoàng gia (sau chiến thắng Chiến tranh 30 năm).

 

Phe bên kia (Tập đoàn quý tộc Đức, Đan Mạch, Thụy Điển) cũng có 1 Đại Nguyên soái là:

Lennart Torstensson (1603-1651) – người Thụy Điển
Ông là Nam tước xứ Ortala (nay thuộc Thụy Điển)
Năm 1641 Ông được suy tôn là Đại nguyên soái – Người đứng đầu Đế chế và Viện Nguyên lão Thụy Điển.
Ông là Tư lệnh Quân đội Thụy Điển trong Chiến tranh 30 năm (1618-1648) và trong Chiến tranh chống Đan Mạch sau đó (1643-1645).
 

Các Đại nguyên soái khác trong lịch sử Trung đại là:

Friedrich von Hessen-Kassel (1676-1751) – người Thụy Điển
1718: Ông được vua Na Uy Karl XII phong hàm Đại nguyên soái (danh dự)
1720: Ông trở thành Vua Thụy Điển (Friedrich I.) 1730: Ông kiêm Toàn quyền xứ Hessen-Kassel (nay thuộc Đức)
Năm 1741: Ông là Nguyên soái Thụy Điển chỉ huy chiến tranh vệ quốc trước Nga hoàng (Thụy Điển thua trong Chiến tranh này).
Anton Ulrich von Braunschweig (1714-1776) – người Đức
Ông là Vua xứ Braunschweig (nay thuộc Đức)
Con thứ 2 của Công tước xứ Braunschweig-Bevern
1739: Ông cưới vợ là Nữ Nga hoàng và trở thành Đại nguyên soái - Tổng Tư lệnh Quân đội Nga
1740-1746: Ông trở thành Nga hoàng Ivan VI.
Alexander Wassiljewitsch Suworow Ryminkski (1729-1800) – người Nga
Năm 1786: Ông được phong Đại tướng
1788: Ông được phong các tước hiệu Bá tước Hoàng thân Ý - Bá tước của Đế quốc La Mã thần thánh
Ông là Tổng Tư lệnh thứ 4 và là cuối cùng của Nga hoàng chỉ huy các cuộc Chiến tranh (và toàn thắng): Chiến tranh Nga – Thổ (1768-1774), Bình định Ukraina và Crime (1779-1787), Chiến tranh Nga – Thổ (Đế quốc Ottoman) (1787-1791), Bình định Ba Lan (1794), Liên quân Áo – Nga chống Napoleon (1799-1801)
Năm 1794: Ông được phong Nguyên Soái
Năm 1799: Ông được phong Đại Nguyên Soái
Năm 1800: Ông bị Nga Hoàng đày đi Seberi và chết tại đây.

 

Thời Cận đại có các Đại Nguyên soái sau:

Zhang Zuolin / Trương Tác Lâm (1873-1928) – người Trung Quốc
Năm 1915: Ông lãnh đạo Chính phủ “Cộng hòa Trung Hoa” – Tập đoàn Quân phiệt Đông Bắc TQ – Ông là Tư lệnh Quân đội Đông Bắc TQ do Nhật hỗ trợ.
Năm 1926: Ông tự phong là Đại nguyên soái
Năm 1928: Ông chết vì bom Nhật.
Iosif Vissarionovich Stalin – người Gruzia / Liên Xô
Từ năm 1922 ông là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô
từ 1941: Ông là Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và là Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 – Ông được tôn vinh hàm Đại nguyên soái Liên Xô.
Ông giữ quyền lực tối thượng từ giữa thập niên 1922 cho đến khi qua đời.
Tiến sĩ Rafael Leonidas Trujillo Molina (1891-1961) – người CH Dominica.
Ông là Tổng thống CH Dominica trong 2 nhiệm kỳ: 1930-1938 và 1942-1952
1952-1960: em trai ông là Tổng thống
1932: Ông được tôn vinh là “Người cha của Tổ quốc mới” (Padre de la Patria Nueva)
1933: Ông được tôn vinh là Đại nguyên soái
1937: Ông chỉ đạo vụ thảm sát dân da đen Haiiti Trong Thế chiến 2: Ông ủng hộ phe Trục
Sau Chiến tranh Ông trở thành lãnh đạo (độc tài) Nhà nước CH Dominica.
Chiang Kai-shek / Tưởng Giới Thạch (1887-1975) – người Trung Quốc
1925: Ông là Lãnh tụ Trung hoa Quốc dân đảng (kế vị Tôn Trung Sơn)
1926: Ông tự phong là Thống chế (Đại nguyên soái)
1931-1936: Ông lãnh đạo cuộc Chiến tranh Dân quốc
1937-1945: trong Chiến tranh TG 2, Ông lãnh đạo cuộc Chiến tranh chống Nhật
1945-1948: Ông lãnh đạo chiến tranh chống Đảng CS TQ (Mao) và thất bại.
1950: Ông là Tổng thống Trung hoa Dân quốc (Đài Loan).
Francisco Paulino Hermenegildo Teodulo Franco y Bahamonde Saldago Pardo (1892-1975) – người Tây Ban Nha
1936: Ông là Tư lệnh quân đội Tây Ban Nha – được Vua Tây Ban Nha phong hàm Đại nguyên soái.
Năm 1937: Ông đã xây dựng nhà nước Phát xít trong Chiến tranh Công dân TBN chống lại lực lượng Dân chủ TG và liên minh với Phát xít Đức, Ý.
1939: Ông trở thành Quốc trưởng (độc tài) Tây Ban Nha.
Kim Il-sung / Kim Nhật Thành (1912-1994) – người Triều Tiên
Ông là Tổng Bí thư Đảng, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên từ 1948
1948-1972: Ông là Thủ tướng CHDCND Triều Tiên
1972-1994: Ông là Chủ tịch nước CHDCND Triều Tiên
Từ 1966: Ông được tôn vinh là Đại nguyên soái - Lãnh tụ Vĩ đại.
Than Shwe (1933 - ) – người Myamar
1992: Ông là Chủ tịch Hội đồng Phục hồi Pháp luật và Trật tự Nhà nước lãnh đạo thay đổi Chính phủ và là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Myamar
Năm 1997: Ông tự xưng là Thống tướng (Đại Nguyên soái)
Từ năm 2003 tới nay: Ông là Lãnh tụ (độc tài) nhà nước Myamar.

Ghi chú: Lê văn Tỵ được chính phủ Việt Nam Cộng hòa phong là Thống tướng, nhưng đây không phải là Tướng của các vị Tướng nên không thể gọi là Đại Nguyên soái.