SỞ HỮU ĐẤT ĐAI
Chủ Nhật, tháng 7 31, 2016
SỞ HỮU ĐẤT ĐAI
-Ranh giới lãnh thổ hình thành từ bao giờ? Lãnh thổ là một khu vực đất đai nhằm mưu sinh được cho là đã bị chiếm cứ bởi một cá thể, vài cá thể hay một cộng đồng sinh vật nào đó. Ở nhiều loài sinh vật đã có cái tạm gọi là "ý niệm bản năng" về lãnh thổ, đã có những "hành vi sinh học" nhằm xác định ranh giới lãnh thổ tuy còn mờ nhạt, cũng như những hành động bảo vệ lãnh thổ khi bị xâm phạm. Ở loài người, khi đã hình thành tập quán sống định cư lâu dài (bằng trồng trọt cây lương thực và chăn nuôi gia súc), thì khái niệm về lãnh thổ cũng trở nên rõ ràng và việc giữ gìn, bảo vệ lãnh thổ cũng trở nên có ý thức trước nạn xâm lấn của tập đoàn người khác. Nói tóm lại, việc phân định lãnh thổ, giành giật lãnh thổ và bảo vệ lãnh thổ có nguyên nhân sâu xa từ sự đấu tranh sinh tồn, mà xa hơn nữa, có thể tìm thấy gốc xuất phát trong "cố gắng tồn tại"- một qui luật nền tảng của Tự Nhiên.-Nếu xét về mặt hình thành lãnh thổ, thì dân tộc Việt đã định cư trên mảnh đất này từ rất lâu rồi. Nhưng lãnh thổ Việt Nam có lẽ chỉ được xác định tương đối dứt khoát vào thời các vua Hùng, đó là khu vực trong phạm vi châu thổ sông Hồng và miền duyên hải ở đó. Sau, cùng với quá trình lan tỏa dân cư tự phát xen lẫn tự giác, mà lãnh thổ Việt Nam mới có hình thù như ngày nay. Có lẽ vào buổi đầu, khái niệm sở hữu đất đai cũng tương tự như sở hữu lãnh thổ, nghĩa là người dân Việt có quyền sở hữu "cha truyền con nối" đất đai để sinh sống (làm nông nghiệp mà không có đất đai thì thật khốn khổ (!) và từ đây chúng ta phần nào hiểu được vì sao người Việt còn gọi lãnh thổ là "đất nước" và vì sao "quê hương, đất nước" là thiêng liêng!). Đến nay do quan niệm cộng sản về quyền sở hữu mà đất đai thuộc quyền "sở hữu toàn dân", nhà nước "tự cho phép" mình làm đại diện chủ sử hữu!
-Việc sở hữu toàn dân về đất đai là đúng hay sai? Trước tiên, muốn trả lời câu hỏi đó phải trả lời được câu hỏi: sở hữu toàn dân là gì? Thiên nhiên và những thực phẩm có được từ thiên nhiên để sống còn, thuở đầu tiên không là của ai cả. Mọi người đều có thể kiếm sống ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, miễn là có khả năng sinh tồn được. Về sau, trong quá trình phát triển xã hội, tình cảm con người ngày một sâu sắc nhờ có quá trình phát triển mọi mặt xã hội (chủ yếu là phát triển lực lượng dân cư!) tuân theo qui luật "đấu tranh sinh tồn" làm nảy sinh khái niệm "sở hữu". Sở hữu là sự chiếm đoạt được số đông thừa nhận những thứ trực tiếp hay gián tiếp có trong thiên nhiên hoặc nhân tạo giúp cho việc mưu sinh hay sống còn (gọi là của cải) cho một cá nhân, một tập đoàn hay một cộng đồng người, một dân tộc người chiếm đoạt (được gọi là "chủ sở hữu"). Lãnh thổ và sở hữu đất đai cũng từ đó mà hình thành. Đẻ ra khái niệm sở hữu của cải tức là đẻ ra một hướng lựa chọn mới để mưu sinh, tồn sinh và phát sinh. Đẻ ra sự tích lũy, sở hữu là đẻ ra thêm một hướng nữa trong mưu sinh, tồn sinh và phát sinh, lấy của cải cùng với sức lao động (thặng dư) tạo thêm ra của cải. Đó là cách nói vắn tắt nhất về quá trình mưu sinh mang yếu tố tất yếu hình thành nên sự bóc lột, chiến tranh, và nền kinh tế tư bản trong xã hội loài người. Lúc đầu, người ta chỉ biết khái niệm chung về sở hữu, mặc dù các hình thức sở hữu đã tồn tại rất sớm trong thực tế. Chính cuộc đấu tranh đi đòi quyền sống lâu dài và quyết liệt của quần chúng cần lao đã vạch ra rõ ràng sự khác nhau của các loại sở hữu và dẫn đến khái niệm công hữu, cộng sản. Ngày nay, người ta phân biệt hai loại sở hữu cơ bản trong thực tế là sở hữu tư nhân (tư hữu) và sở hữu tập thể (công hữu). Sở hữu toàn dân thuộc về công hữu. Công hữu là sở hữu không thuộc tư hữu mà thuộc của tất cả mọi người. Theo wikipedia: "Sở hữu trong kinh tế chính trị, là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Nó có thể được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ chế nhất định gọi là "chế độ sở hữu" và "Quyền sở hữu" bao gồm 3 quyền sau: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
- Chiếm hữu: quyền nắm giữ tài sản/tiêu sản trong tay
- Sử dụng: quyền sử dụng tài sản/tiêu sản theo ý muốn
- Định đoạt: quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy
Khi cho người khác/tổ chức khác mượn hoặc thuê tài sản/tiêu sản thì ta đã trao cho họ 2 quyền: chiếm hữu và sử dụng. Còn quyền định đoạt vẫn nằm trong tay ta. Người khác/tổ chức khác đó sẽ vi phạm pháp luật nếu họ sử dụng quyền định đoạt (bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy) đối với tài sản/tiêu sản của ta".
-Như vậy, công hữu là một khái niệm rất tương đối. Tùy phạm vi sử dụng mà nó có nghĩa riêng, chung hay tối nghĩa. Thí dụ lãnh thổ Việt Nam, nều xét trên bình diện thế giới, thì nó thuộc dạng tư hữu (của riêng người Việt Nam), nếu xét riêng trên lãnh thổ Việt Nam, thì nó là công hữu (của mọi người Việt Nam), nhưng "của mọi người" xét cho cùng là "không của ai cả".
-Tương tự như vậy, đất đai, khi con người còn săn bắt-hái lượm, là không thuộc sở hữu của ai cả. Nhưng khi phương thức trồng trọt-chăn nuôi thành tập quán sống lâu dài, khi lao động trên một mảnh đất làm kế mưu sinh đã thành thói quen thì sở hữu tư nhân về đất đai ra đời. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu một mặt là do đòi hỏi về sự phát triển số lượng lực lượng lao động xã hội (cũng có nghĩa là sự phát triển nhu cầu lương thực xã hội), mặt khác là do kiếp đời người hữu hạn, cũng như sự phát triển văn minh lãnh thổ..., đã tất yếu làm xuất hiện đòi hỏi phải phân phối và phân phối lại đất đai.
-Có thể nói, quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai, nếu hiểu đúng đắn, là một yêu cầu của chính quần chúng, là một quan niệm tiến bộ, văn minh, vừa thỏa mãn với sự mưu sinh của quần chúng vừa phù hợp với sự phát triển đất nước!
-Trên mạng thấy:
Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, tiếp tục nhất quán khẳng định “… đất đai… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”. Tại Chương 1, Điều 4, Luật Đất đai năm 2013 ghi: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Nói đất đai thuộc chế độ SHTD, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, điều này có nghĩa là, SHTD không phải là sở hữu nhà nước về đất đai. Nhà nước chỉ là đại diện cho chủ SHTD, tức là toàn thể công dân của một nước. Nhà nước thay mặt toàn dân quy định việc phân định các quyền năng và cơ cấu các chủ thể thực hiện các quyền năng này nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai. Và quy định việc phân chia lợi ích thu được từ đất đai đáp ứng yêu cầu của toàn dân và của toàn xã hội. Theo Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước có được một tập hợp các quyền cơ bản: Quyền sở hữu; quyền định đoạt và quyền quản lý.
Người dân - người sở hữu, có các quyền năng, như: Quyền chiếm hữu, QSDĐ, quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; quyền được bảo vệ khi người khác xâm phạm đến QSDĐ hợp pháp của mình; quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm QSDĐ hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai; quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, quyền được giao dịch trên thị trường đất đai, quyền thế chấp, thừa kế, cho, tặng QSDĐ. Đây là các quyền hoàn toàn chính đáng trong khái niệm “sở hữu toàn dân”. Bởi người dân là chủ thể chính chứ không phải Nhà nước.
Với cách hiểu như trên thì SHTD về đất đai không phải là phạm trù, thuật ngữ lý thuyết, trừu tượng, thuần túy mang tính pháp lý, mà là một phạm trù kinh tế hiện thực.
-Luật pháp nói như vậy nhưng trên thực tế người ta vẫn hiểu thế này: lúc bình thường sở hữu đất đai coi như thuộc về tư hữu (vì coi như đều có cả ba quyền: chiếm hữu, sử dụng,mua bán), nhưng khi cần thì sự tư hữu ấy chuyển hóa thành công hữu, tức là thuộc sở hữu nhà nước (như đã nói, khái niệm "sở hữu toàn dân" là một khái niệm mông lung, bất định. Yêu cầu cụ thể hóa chủ sở hữu đất đai buộc lý tưởng cộng sản phải đi đến quan niệm "đại diện chủ sở hữu". Mà nhà nước đại diện cho một chủ sở hữu mông lung, không xác định được thì có khác gì là chính chủ sở hữu đâu?).
-Từ xưa, lãnh thổ là môi trường sinh sống thường xuyên của một cộng đồng người (một dân tộc, một bộ lạc...) nhất định, đất đai là phần lãnh thổ mà người dân mưu sinh hàng ngày (thậm chí là kiếm tìm hạnh phúc!) trên đó. Đối với những nước còn thuần nông nghiệp (như Việt Nam) thì thành ngữ "tất đất tấc vàng" vẫn đúng. Mặt khác, do qui luật "đấu tranh sinh tồn" và tăng trưởng lạm phát số lượng dân cư chi phối, nên xuất hiện nhu cầu phân phối lại đất đai, nên hướng phát triển lên văn minh của xã hội loài người (nói riêng là cộng đồng người), kéo theo nhu cầu về đất đai lãnh thổ dùng vào việc công cộng, cải tạo, xây dựng lãnh thổ cho phù hợp, vững mạnh, tương xứng với nền văn minh ấy là tất yếu.
-Vậy, việc sử dụng đất đai trong một lãnh thổ nhằm thỏa mãn hai mục đích. Hai mục đích đó, trong một xã hội phát triển lành mạnh, sáng suốt, xét cho cùng thì đều phục vụ cho mục đích chung, thường gọi là "quốc kế dân sinh". Mục đích thứ nhất, có tính thường xuyên, đóng vai trò cơ bản, chủ yếu, mặc định, quyết định đến sống còn, thịnh suy, an nguy xã hội là nuôi trồng thực phẩm, lương thực để đảm bảo đời sống người dân. Mục đính thứ hai, có tính lâu dài, nhân tạo, công cộng thuộc lãnh thổ, cũng rất quan trọng nhưng không quyết định trong "quốc kế dân sinh", thường được cho là có tính hỗ trợ (có đắc lực hay không thì chưa biết!) cho mục đích thứ nhất.
-Đất nước Việt Nam ta sau chiến tranh, vượt qua thời lạc lối, đổi mới, phát triển nền kinh tế, hướng tới "dân giàu nước mạnh" cũng chính là nhằm đạt được hai mục đích trên.Tuy nhiên, một phần vì chưa thấm nhuần khái niệm "nhà nước nhân dân" (là nhà nước của dân, do dân và vì dân), một phần vì nạn tham nhũng (lấy danh nghĩa qui hoạch vì quốc kế dân sinh nhưng thực ra là vì tư lợi), phần nữa là chưa thấu đáo kiến thức, nên việc thực hiện hai mục đích ấy ở nhiều nơi chưa đồng bộ, chưa phù hợp, còn gây ra nhiều mâu thuẫn, nhiều phản ứng gay gắt, dần hình thành nguy cơ làm rạn vỡ niềm tin không thể hồi phục được của nhân dân đối với chính quyền.
-Thử hỏi từ khi thực hiện "quốc kế dân sinh" đến nay (nhất là thời kỳ đầu!), đã có bao nhiêu cuộc đền bù giải tỏa cho người dân cực kỳ rẻ mạt, phi lý, đã có bao nhiêu cuộc cưỡng bức đất đai đầy ngang trái, bất công? Nhiều lắm, thậm chí là không đếm xuể! Ôi đất nước Việt Nam ngày nay, trong đó có bao nhiêu phần là máu xương của những người anh hùng giữ nước, có bao nhiêu phần là mồ hôi nước mắt của người dân?
-Nguyên nhân chân chính của sự hình thành nhà nước trên một lãnh thổ là phối hợp hành động nhằm tạo ra (những) hành động chung, chính đáng, phù hợp, đạt hiệu quả tối ưu, phụng sự cho công cuộc mưu sinh của cộng đồng người sống trên lãnh thổ đó (gọi là "toàn dân"). Vì lẽ đó, không những đất đai là sở hữu toàn dân mà đại diện chủ sở hữu đất đai (tức nhà nước) cũng thuộc sở hữu toàn dân, nghĩa là dân có đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhà nước(!). Đại diện cho toàn dân để sử dụng ba quyền đó và cả quyền sở hữu đất đai chính là quốc hội. Qua đây mà thấy, quốc hội phải là nơi hội tụ tinh hoa trí tuệ của một đất nước, có quyền lực tối cao, hoạt động độc lập như một thực thể và chịu trách nhiệm trực tiếp trước toàn dân. Nếu đúng chức năng, vai trò của quốc hội là cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến sự tồn vong của cả một chế độ, và nếu xét trên bình diện cá nhân thì chủ tịch quốc hội là người có quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trước toàn dân về những quyết sách của nhà nước.
-Trước đây, dưới ách đô hộ, bóc lột của quân xâm lược và triều đình phong kiến thối nát, nhân dân ta phải sống đời lầm than, đói khổ. Đảng cộng sản Việt Nam đã tiền phong chiến đấu hy sinh, dẫn dắt toàn dân làm cách mạng, mở đường, chỉ lối cho dân tộc đến bến bờ độc lập, tự do. Lúc đó Đảng nắm vai trò toàn quyền lãnh đạo là đương nhiên, chính đáng, hợp lòng dân, được đại đa số nhân dân hết lòng ủng hộ, ca ngợi và trung thành đi theo Đảng. Sau khi đập tan chính quyền thực dân, xây dựng nhà nước nhân dân, thành lập quốc hội, Đảng không còn trong sáng như xưa nữa, nhiều đảng viên dần đã có những biểu hiện ngày càng rõ ràng về sự thoái hóa, biến chất làm mất niềm tin của nhân dân, nhưng Đảng vẫn tự coi mình có quyền lãnh đạo nhà nước. Đây là một mâu thuẫn rất sâu sắc về mặt lý luận. Muốn lãnh đạo nhà nước thì Đảng phải thao túng quốc hội (qua đây mà thấy Đảng có cố gắng không độc tài đến mấy vẫn phải độc tài!). Chính vì thế mà quốc hội ngày nay vẫn là một thực thể phụ thuộc, chưa phải là nơi hội tụ đủ nhân tài, tinh hoa trí tuệ của toàn dân, chưa là đại diện chân chính của nhân dân cần lao, nghĩa là của dân tộc Việt.
-Hoạt động duy nhất của nhà nước nhân dân là phụng sự "quốc kế dân sinh" làm "dân giàu nước mạnh". Có lẽ phải quan niệm lại cách sử dụng đất đai trong một lãnh thổ để thỏa mãn lâu dài cùng lúc hai mục đích "quốc kế dân sinh", để không còn có thể núp bóng danh nghĩa "vì dân" mà tư lợi. Nên chăng, cần cho rằng trong một đất nước đồng thời tồn tại hai quyền sở hữu đất đai là tư hữu và công hữu? Quyền tư hữu về đất đai là quyền sở hữu có tính tương đối, có giới hạn. Còn quyền công hữu về đất đai là quyền sở hữu có tính tuyệt đối, lâu dài. Trong khi thực thi hai quyền đó, có thể có lúc xảy ra trúc trắc, trái chiều, mâu thuẫn, nên để hòa hợp, hài hòa, thuận thảo hai mục đích và được đại bộ phận nhân dân ủng hộ, luôn luôn phải thỏa mãn nguyên tắc cơ bản là ưu tiên quyền sở hữu tư nhân, vì xét đến cùng thì nhà nước cũng chỉ là công cụ của toàn dân, cán bộ nhà nước, trước khi bước vào chấp nhận hoạt động "quan trường", phải thấm nhuần tư tưởng là đầy tớ phụng sự cho dân. Nghĩa là, khi nhà nước cần thu hồi một khu vực đất đai nào đó, phục vụ cho "quốc kế dân sinh", phải lấy đảm bảo kế sinh nhai lâu dài của nhân dân trong vùng qui hoạch làm tối thượng dù nhà nước có phải chịu thiệt thòi trước mắt (thực ra là toàn dân thiệt thòi chút ít vì cuộc sống của bộ phận dân cư khu vực), nghĩa là phải thực hiện nghiêm chỉnh các bước sau:
1, Lập dự án. Phân tích có khoa học ích lợi của công trình. Xác định xem công trình đã thực sự phù hợp về không gian và cả thời gian chưa.
2, xem xét cụ thể mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh của người dân trong khu vực qui hoạch để có kế hoạch phân phối đất đai sản xuất mới và đền bù thỏa đáng.
3, Nhất quyết phải hỏi ý dân minh bạch, rõ ràng (trừ các công trình an ninh quốc phòng) và tôn trọng triệt để ý kiến phán quyết (theo số đông) của nhân dân (nếu ý kiến nhân dân là phủ định thì dứt khoát không triển khai!).
-Nếu ngay từ đầu "các quan" thực hiện chính trực việc qui hoạch đất đai theo ba bước ấy, tin chắc rằng sự phản kháng của dân chúng như từng thấy (vụ Đoàn Văn Vươn, mở rộng Hà Nội, Dương Nội, Văn Giang, Fomosa...) đã không xảy ra, đã không phải chứng kiến những cảnh đau lòng. Vì dân tộc Việt, như đã thấy từ ngàn xưa, là dân tộc bất khuất, thông minh, biết lẽ phải, nhẫn nhịn, vị tha, hết mình ủng hộ nhà nước nếu nhà nước đó thực sự là "của dân, do dân và vì dân", tồn tại và hành động chỉ vì độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của toàn dân, chứ tuyệt đối không có một mưu lợi nào khác.
-Mong nhà nước nghĩ lại!
-Vậy, có thơ rằng:
ÔNG ĐỊA
Cục đất có được chút màu bôi
Bôi mình xanh đỏ, tô mắt môi
Gấp miếng giấy bồi phe phẩy quạt
Kiếm chỗ thâm trầm đặt đít ngồi
Kiếm chỗ thâm trầm đặt đít ngồi
Khỏe re ông Địa được thăm nuôi
Khỏi cần làm lụng mà no béo
Phạch bụng nghênh nhòm tít mắt cười
Phạch bụng nghênh nhòm tít mắt cười
Quyền cao chức cả, thế mà thôi
Ai dám khinh ông là cục đất
Cũng người, cũng ngợm, cũng như Trời
Cũng người, cũng ngợm, cũng như Trời
E nỗi thằng Dân lúc thất thời
Cáu ông, nó quẳng vù thiên lý
Bay trúng bệ thờ, nát rã rời!
Trần Hạnh Thu
-Từ xưa, lãnh thổ là môi trường sinh sống thường xuyên của một cộng đồng người (một dân tộc, một bộ lạc...) nhất định, đất đai là phần lãnh thổ mà người dân mưu sinh hàng ngày (thậm chí là kiếm tìm hạnh phúc!) trên đó. Đối với những nước còn thuần nông nghiệp (như Việt Nam) thì thành ngữ "tất đất tấc vàng" vẫn đúng. Mặt khác, do qui luật "đấu tranh sinh tồn" và tăng trưởng lạm phát số lượng dân cư chi phối, nên xuất hiện nhu cầu phân phối lại đất đai, nên hướng phát triển lên văn minh của xã hội loài người (nói riêng là cộng đồng người), kéo theo nhu cầu về đất đai lãnh thổ dùng vào việc công cộng, cải tạo, xây dựng lãnh thổ cho phù hợp, vững mạnh, tương xứng với nền văn minh ấy là tất yếu.
-Vậy, việc sử dụng đất đai trong một lãnh thổ nhằm thỏa mãn hai mục đích. Hai mục đích đó, trong một xã hội phát triển lành mạnh, sáng suốt, xét cho cùng thì đều phục vụ cho mục đích chung, thường gọi là "quốc kế dân sinh". Mục đích thứ nhất, có tính thường xuyên, đóng vai trò cơ bản, chủ yếu, mặc định, quyết định đến sống còn, thịnh suy, an nguy xã hội là nuôi trồng thực phẩm, lương thực để đảm bảo đời sống người dân. Mục đính thứ hai, có tính lâu dài, nhân tạo, công cộng thuộc lãnh thổ, cũng rất quan trọng nhưng không quyết định trong "quốc kế dân sinh", thường được cho là có tính hỗ trợ (có đắc lực hay không thì chưa biết!) cho mục đích thứ nhất.
-Đất nước Việt Nam ta sau chiến tranh, vượt qua thời lạc lối, đổi mới, phát triển nền kinh tế, hướng tới "dân giàu nước mạnh" cũng chính là nhằm đạt được hai mục đích trên.Tuy nhiên, một phần vì chưa thấm nhuần khái niệm "nhà nước nhân dân" (là nhà nước của dân, do dân và vì dân), một phần vì nạn tham nhũng (lấy danh nghĩa qui hoạch vì quốc kế dân sinh nhưng thực ra là vì tư lợi), phần nữa là chưa thấu đáo kiến thức, nên việc thực hiện hai mục đích ấy ở nhiều nơi chưa đồng bộ, chưa phù hợp, còn gây ra nhiều mâu thuẫn, nhiều phản ứng gay gắt, dần hình thành nguy cơ làm rạn vỡ niềm tin không thể hồi phục được của nhân dân đối với chính quyền.
-Thử hỏi từ khi thực hiện "quốc kế dân sinh" đến nay (nhất là thời kỳ đầu!), đã có bao nhiêu cuộc đền bù giải tỏa cho người dân cực kỳ rẻ mạt, phi lý, đã có bao nhiêu cuộc cưỡng bức đất đai đầy ngang trái, bất công? Nhiều lắm, thậm chí là không đếm xuể! Ôi đất nước Việt Nam ngày nay, trong đó có bao nhiêu phần là máu xương của những người anh hùng giữ nước, có bao nhiêu phần là mồ hôi nước mắt của người dân?
-Nguyên nhân chân chính của sự hình thành nhà nước trên một lãnh thổ là phối hợp hành động nhằm tạo ra (những) hành động chung, chính đáng, phù hợp, đạt hiệu quả tối ưu, phụng sự cho công cuộc mưu sinh của cộng đồng người sống trên lãnh thổ đó (gọi là "toàn dân"). Vì lẽ đó, không những đất đai là sở hữu toàn dân mà đại diện chủ sở hữu đất đai (tức nhà nước) cũng thuộc sở hữu toàn dân, nghĩa là dân có đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhà nước(!). Đại diện cho toàn dân để sử dụng ba quyền đó và cả quyền sở hữu đất đai chính là quốc hội. Qua đây mà thấy, quốc hội phải là nơi hội tụ tinh hoa trí tuệ của một đất nước, có quyền lực tối cao, hoạt động độc lập như một thực thể và chịu trách nhiệm trực tiếp trước toàn dân. Nếu đúng chức năng, vai trò của quốc hội là cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến sự tồn vong của cả một chế độ, và nếu xét trên bình diện cá nhân thì chủ tịch quốc hội là người có quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trước toàn dân về những quyết sách của nhà nước.
-Trước đây, dưới ách đô hộ, bóc lột của quân xâm lược và triều đình phong kiến thối nát, nhân dân ta phải sống đời lầm than, đói khổ. Đảng cộng sản Việt Nam đã tiền phong chiến đấu hy sinh, dẫn dắt toàn dân làm cách mạng, mở đường, chỉ lối cho dân tộc đến bến bờ độc lập, tự do. Lúc đó Đảng nắm vai trò toàn quyền lãnh đạo là đương nhiên, chính đáng, hợp lòng dân, được đại đa số nhân dân hết lòng ủng hộ, ca ngợi và trung thành đi theo Đảng. Sau khi đập tan chính quyền thực dân, xây dựng nhà nước nhân dân, thành lập quốc hội, Đảng không còn trong sáng như xưa nữa, nhiều đảng viên dần đã có những biểu hiện ngày càng rõ ràng về sự thoái hóa, biến chất làm mất niềm tin của nhân dân, nhưng Đảng vẫn tự coi mình có quyền lãnh đạo nhà nước. Đây là một mâu thuẫn rất sâu sắc về mặt lý luận. Muốn lãnh đạo nhà nước thì Đảng phải thao túng quốc hội (qua đây mà thấy Đảng có cố gắng không độc tài đến mấy vẫn phải độc tài!). Chính vì thế mà quốc hội ngày nay vẫn là một thực thể phụ thuộc, chưa phải là nơi hội tụ đủ nhân tài, tinh hoa trí tuệ của toàn dân, chưa là đại diện chân chính của nhân dân cần lao, nghĩa là của dân tộc Việt.
-Hoạt động duy nhất của nhà nước nhân dân là phụng sự "quốc kế dân sinh" làm "dân giàu nước mạnh". Có lẽ phải quan niệm lại cách sử dụng đất đai trong một lãnh thổ để thỏa mãn lâu dài cùng lúc hai mục đích "quốc kế dân sinh", để không còn có thể núp bóng danh nghĩa "vì dân" mà tư lợi. Nên chăng, cần cho rằng trong một đất nước đồng thời tồn tại hai quyền sở hữu đất đai là tư hữu và công hữu? Quyền tư hữu về đất đai là quyền sở hữu có tính tương đối, có giới hạn. Còn quyền công hữu về đất đai là quyền sở hữu có tính tuyệt đối, lâu dài. Trong khi thực thi hai quyền đó, có thể có lúc xảy ra trúc trắc, trái chiều, mâu thuẫn, nên để hòa hợp, hài hòa, thuận thảo hai mục đích và được đại bộ phận nhân dân ủng hộ, luôn luôn phải thỏa mãn nguyên tắc cơ bản là ưu tiên quyền sở hữu tư nhân, vì xét đến cùng thì nhà nước cũng chỉ là công cụ của toàn dân, cán bộ nhà nước, trước khi bước vào chấp nhận hoạt động "quan trường", phải thấm nhuần tư tưởng là đầy tớ phụng sự cho dân. Nghĩa là, khi nhà nước cần thu hồi một khu vực đất đai nào đó, phục vụ cho "quốc kế dân sinh", phải lấy đảm bảo kế sinh nhai lâu dài của nhân dân trong vùng qui hoạch làm tối thượng dù nhà nước có phải chịu thiệt thòi trước mắt (thực ra là toàn dân thiệt thòi chút ít vì cuộc sống của bộ phận dân cư khu vực), nghĩa là phải thực hiện nghiêm chỉnh các bước sau:
1, Lập dự án. Phân tích có khoa học ích lợi của công trình. Xác định xem công trình đã thực sự phù hợp về không gian và cả thời gian chưa.
2, xem xét cụ thể mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh của người dân trong khu vực qui hoạch để có kế hoạch phân phối đất đai sản xuất mới và đền bù thỏa đáng.
3, Nhất quyết phải hỏi ý dân minh bạch, rõ ràng (trừ các công trình an ninh quốc phòng) và tôn trọng triệt để ý kiến phán quyết (theo số đông) của nhân dân (nếu ý kiến nhân dân là phủ định thì dứt khoát không triển khai!).
-Nếu ngay từ đầu "các quan" thực hiện chính trực việc qui hoạch đất đai theo ba bước ấy, tin chắc rằng sự phản kháng của dân chúng như từng thấy (vụ Đoàn Văn Vươn, mở rộng Hà Nội, Dương Nội, Văn Giang, Fomosa...) đã không xảy ra, đã không phải chứng kiến những cảnh đau lòng. Vì dân tộc Việt, như đã thấy từ ngàn xưa, là dân tộc bất khuất, thông minh, biết lẽ phải, nhẫn nhịn, vị tha, hết mình ủng hộ nhà nước nếu nhà nước đó thực sự là "của dân, do dân và vì dân", tồn tại và hành động chỉ vì độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của toàn dân, chứ tuyệt đối không có một mưu lợi nào khác.
-Mong nhà nước nghĩ lại!
-Vậy, có thơ rằng:
ÔNG ĐỊA
Cục đất có được chút màu bôi
Bôi mình xanh đỏ, tô mắt môi
Gấp miếng giấy bồi phe phẩy quạt
Kiếm chỗ thâm trầm đặt đít ngồi
Kiếm chỗ thâm trầm đặt đít ngồi
Khỏe re ông Địa được thăm nuôi
Khỏi cần làm lụng mà no béo
Phạch bụng nghênh nhòm tít mắt cười
Phạch bụng nghênh nhòm tít mắt cười
Quyền cao chức cả, thế mà thôi
Ai dám khinh ông là cục đất
Cũng người, cũng ngợm, cũng như Trời
Cũng người, cũng ngợm, cũng như Trời
E nỗi thằng Dân lúc thất thời
Cáu ông, nó quẳng vù thiên lý
Bay trúng bệ thờ, nát rã rời!
Trần Hạnh Thu
-----------------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
9260. Bà Nghị bóp cổ doanh nghiệp, chiếm đất của dân, hút máu ngân hàng
Posted by adminbasam on 22/07/2016
FB Tuyen Nguyen Chung21-7-2016
“Trong kinh doanh, cũng như ở nghị trường, bạn không thể cứ chờ cơ hội đến, mà phải tự tìm kiếm hoặc tạo ra nó”, đây là câu nói của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường được một số tờ báo PR lên 9 tầng mây. Vâng bà Hường là người thông minh và nói rất hay, thậm chí hành động của bà còn “tuyệt vời” hơn thế! Bà không chỉ tạo ra cơ hội mà còn tận dụng nó đến mức tàn nhẫn!
Nhằm mở rộng mối quan hệ làm ăn, bà Hường đã tìm cách mua ghế đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội, rồi Đại biểu Quốc hội. Theo một số người dân phản ánh, bà Nghị này lần nào về quận Tây Hồ tiếp xúc cử tri cũng được cờ rong trống mở. “Cử tri” thì được chọn trước, khi về ai cũng hoan hỉ vì túi đã có phong bì dày. Có ông cử tri cựu binh tuổi U70 thuộc dạng “hạnh kiểm tốt”, lần nào về cũng khen chị Hường nức nở, gọi chị xưng em rối rít.
Có sự hậu thuẫn từ người chồng (Tuấn “Chợ”), với lượng vốn được huy động từ các phi vụ ngầm thông qua nhiều mối quan hệ, công ty của bà Hường ngày càng phát triển. Với “tầm nhìn xa trông rộng”, bà Hường nhận thấy sản xuất không thể kiếm lời nhanh, chỉ có đầu cơ hạ tầng cho các doanh nghiệp khác thuê mới “kiếm lời” cao hơn.
Năm 2006, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thành lập Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group). Nhận thấy Hưng Yên gần Hà Nội và đang cần phát triển khu công nghiệp, lập tức vợ chồng bà Hường săn tìm các lô đất ở Phố Nối, Hưng Yên là địa điểm đầu tiên.
Sau khi bị mất đất sản xuất vào tay bà Hường, nhưng phần lớn người dân vẫn quyết tâm bám trụ quê hương, cố chịu đấm ăn xôi, quyết “ly nông, không ly hương” và sử dụng đồng vốn ít ỏi từ việc đền bù giải phóng mặt bằng đầu tư chuyển đổi ngành nghề.
Cay đắng thay, mong muốn chuyển đổi ngành nghề dường như “quá sức” đối với một số người dân vốn quen với ruộng đồng. Khoảng 2/3 số lao động của các hộ gia đình bị bà Hường “cướp đất” cho dự án công nghiệp không đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng của các nhà máy công nghiệp vì quá tuổi, trình độ văn hoá thấp, không có tay nghề chuyên môn,… Hệ quả tất yếu là số người thất nghiệp, ăn không ngồi rồi ngày càng nhiều.
Điển hình như ở xã Trưng Trắc (Văn Lâm), nhiều hộ dân sau khi nhận tiền, không có việc làm, đã mua sắm xe máy, ăn chơi tiêu xài dẫn đến đổ đốn, trở thành kẻ gieo rắc “cái chết trắng” cho người thân, xóm làng. Nhìn căn nhà trống hơ trống hoác của mình, bà H. (xã Trưng Trắc, Văn Lâm) ngậm ngùi kể: “Những tưởng có ít vốn từ việc nhượng lại đất cho các dự án công nghiệp, nào ngờ hai thằng con và ông chồng đều dính vào ma tuý. Không còn tiền hút chích, thằng lớn đổ bệnh rồi sớm đi theo ông bà”. Bà H nghẹn ngào: “Ông chồng tôi và thằng bé… được Nhà nước “nuôi” rồi.” Với bà, hình ảnh về một gia đình êm ấm xưa kia chỉ còn là ảo ảnh.
Cũng hoàn cảnh tương tự, sau gần 1 năm “ngồi chơi xơi nước”, cầm trong tay mấy chục triệu đồng sau khi giao hết đất nông nghiệp cho bà Hường làm dự án sản xuất xe máy Lifan với Trung Quốc, bà Trần Thị Hải (xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên) tính chuyện gửi tiền vào ngân hàng. Số lãi hàng tháng không đủ chi tiêu cho cả nhà, cả 4 người con trong độ tuổi lao động của gia đình bà đều không tìm được việc làm. Hơn 2 sào ruộng khoán còn lại cũng đành nhượng lại cho người khác, gia đình lâm vào cảnh không còn đất canh tác.
Hút máu doanh nghiệp
Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Bí quyết nào VID Group thuyết phục được các đối tác đến đầu tư tại các khu công nghiệp của mình?”, bà Hường đã trả lời: “Đơn giản đó là nói đúng sự thực, trung thực, không được bưng bít thông tin hoặc khoa trương hình thức”. Vâng, bà nói rất hay! Để hiểu thêm về độ trung thực, đạo đức kinh doanh của bà Hường chúng ta hãy xem bà đã làm gì ở các khu công nghiệp ấy.
Điển hình như ở KCN Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội), một khu công nghiệp lớn nhất của bà Hường. Toàn bộ nước thải của khu công nghiệp này đều xả trực tiếp ra môi trường. Theo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, nước thải do khu công nghiệp Quang Minh xả ra môi trường có hàm lượng độc tố cynaua (giống chất mà Formosa xả ra biển) vượt 8 lần tiêu chuẩn cho phép, BOD5 vượt 13,5 lần, COD vượt 14,7 lần, sunfua vượt hơn 4 lần, colifom vượt hơn 13 lần… Do quá bức xúc với tình trạng ô nhiễm kéo dài do toàn bộ nước thải của khu công nghiệp Quang Minh đều xả trực tiếp ra môi trường, người dân quanh đây nhiều lần viết đơn kiện, tập trung phản đối và thậm chí lấp cống xả thải để ngăn chặn dòng nước đen ngòm, thối hoắc này.
Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai của bà Hường cũng xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và môi trường, người dân xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) rất bức xúc về tình trạng nước thải của KCN này xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nặng.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp trong KCN, thì chính Công ty Nam Đức (một công ty của Bà Hường) đã ép các doanh nghiệp trong KCN chấp nhận mức phí hạ tầng cắt cổ. Nhiều doanh nghiệp bị Công ty Nam Đức khủng bố bịt cổng, bịt cống thoát nước, thậm chí khi các doanh nghiệp xin các thủ tục hành chính tại nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng bị từ chối với lý do chưa nộp phí hạ tầng… nên đành phải chấp nhận ký hợp đồng và thanh toán tiền hạ tầng rất bất lợi, một số doanh nghiệp phản ứng quyết liệt thì bị đưa ra Tòa, nhận bản án bất công. Xung đột giữa chủ đầu tư KCN Quang Minh và các doanh nghiệp “nóng” tới mức đơn thư gửi đi kêu cứu đã “rải đều” khắp các ban, ngành từ Trung ương tới địa phương, có doanh nghiệp “uất ức” còn cùng công nhân giăng biểu ngữ phản đối.
Bà Hường chỉ quan tâm đến việc kiếm lời từ các khu công nghiệp, không quan tâm đến phát triển bền vững cho các doanh nghiệp, an sinh cho những người dân vùng dự án.
Đấy, sự trung thực và đạo đức kinh doanh của bà Hường là như thế!
Thâu tóm ngân hàng
Không chỉ thâu tóm đất nông nghiệp của nông dân, bà Hường còn thâu tóm ngân hàng để hút vốn nền kinh tế. Từ năm 2005, vợ chồng bà Hường bắt đầu âm thầm thâu tóm Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) và lún sâu vào hoạt động cho vay kiếm lời phi pháp có liên quan đến “siêu lừa” Huyền Như với giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng thông qua 3 công ty sân sau. Vậy mà không hiểu vì sao, “siêu lừa” Huyền Như và các đồng phạm bị lôi ra xét xử, còn bà Hường vẫn bình an vô sự tiếp tục vung tiền mua chuộc giới công thương thủ đô để được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
Bà Hường đã từng ngẫu hứng chia sẻ kiểu dạy đời: “Khi làm kinh doanh, bạn không thể cứ chờ cơ hội đến với mình mà phải tự tìm kiếm hoặc tạo ra nó. Trong công tác dân cử ở Hội đồng nhân dân thành phố và Quốc hội cũng vậy”. Quả thật là như vậy, với tư cách là Đại biểu Quốc hội, bà rất tích cực tham gia vào việc điều chỉnh các chính sách về kinh tế như đất đai, tài chính, ngân hàng sao cho có lợi cho hoạt động kinh doanh của bà, còn miếng cơm manh áo của người nông dân bị mất đất, quyền lợi của doanh nghiệp trong các KCN thì bà mặc kệ!
Bà Nghị Nguyệt Hường còn tâm sự: “Tiếp xúc cử tri là để lắng nghe ý kiến từ thực tế cuộc sống của người dân”. Vâng, bà có nghe tiếng khóc của biết bao hộ dân bị buộc rời khỏi quê nhà để “nhường” lại mảnh đất đẹp cho bà là dự án? Bà có nghe nỗi bức xúc của biết bao hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm mà các KCN của bà gây ra? Bà có nghe sự chịu đựng của các doanh nghiệp đang thuê mặt bằng trong các KCN của bà?
Bà Hường cũng chia sẻ, “Ngày nay, một công ty cần phải đem lại lợi ích cho cộng đồng nơi mình đang hoạt động với những chương trình, mục tiêu cụ thể. Trong số đó, hoạt động từ thiện, xã hội là một ví dụ và mình nên chủ động làm điều đó một cách vô điều kiện”. Vâng, những lời nói của bà rất hay! Hay đây chính là màn kịch mà bà dùng để xoa dịu và che đậy những hoạt động kinh doanh ”hút máu” tàn nhẫn gây bức xúc trong dân?
Không những không xử lý các công trình vi phạm, cấp chính quyền địa phương còn đề xuất với UBND TP Hà Nội cho phép doanh nghiệp làm hồ sơ hợp thức hóa các sai phạm!
Đặt câu hỏi với ông Nguyễn Đức Thọ - Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam về những doanh nghiệp được UBND phường kí hợp đồng ưu ái giao hàng chục ngàn m2 đất để kiếm lời bằng cách cho thuê lại với giá cao hơn, phóng viên Báo NNVN được trả lời một cách đơn giản rằng đây là vấn đề của lịch sử đã có từ trước khi ông về nhậm chức.
Trên thực tế, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như UBND quận Hoàng Mai đã có đợt kiểm tra về nội dung này sau khi nghe các doanh nghiệp đề đạt nguyện vọng chính, Sở này lại kiến nghị UBND TP Hà Nội cho chủ trương xử lý các tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai đối với trường hợp cho thuê trái thẩm quyền bằng hình thức cấp có thẩm quyền kí hợp đồng cho thuê và xử lý tài chính đối với tổ chức sử dụng đất nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thật kì lạ, nhìn vào quá trình phát triển thôn tính đất đai của các doanh nghiệp như Hồng Anh, Thành Long, Linh Dao và Sơn Thanh, có thể nói rằng các doanh nghiệp luôn được tạo điều kiện thuận lợi hết mức đến nỗi họ ngang nhiên vi phạm Luật Đất đai, vi phạm Luật Đê điều trong nhiều năm mà không vấp phải trở ngại, khó khăn gì từ chính quyền địa phương.
Giờ đây, khi công luận lên tiếng đòi xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật thì chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên - Môi trường lại kiến nghị “tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”?
Vướng mắc duy nhất của các doanh nghiệp kể trên chính là pháp luật. Những năm qua họ đã ỷ thế được cán bộ thực thi pháp luật ở cấp phường, cấp quận “ngó lơ” nên đã bất chấp pháp luật đầu tư các công trình xây dựng hàng chục thậm chí hàng trăm tỉ đồng trong tuyến thoát lũ.
Đây là những sai phạm nghiêm trọng, có chủ đích, với âm mưu thôn tính hàng chục hecta đất công, đất nông nghiệp nên cần phải xử lý nghiêm để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật kế tiếp. Nhưng rõ ràng kiến nghị của Sở TN-MT cùng các cấp chính quyền quận Hoàng Mai là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Bởi lẽ, với những vi phạm pháp luật nghiêm trọng như thế liệu UBND TP Hà Nội có đủ thẩm quyền để “hợp thức hóa”?
Chúng ta đang ở trong một xã hội pháp quyền, mọi vi phạm cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, các lãnh đạo phường Lĩnh Nam, Thanh Trì có sai phạm vì đã tự ý cho thuê đất công trái thẩm quyền thì kết luận thanh tra cần phải xem xét trách nhiệm và đề xuất phương án kỉ luật.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp thuê đất của phường nhưng sử dụng không đúng mục đích, tự ý cải tạo làm biến đổi bề mặt đất thì phải xử phạt thật nặng và thu hồi lại đất công, tiến hành cưỡng chế đập bỏ toàn bộ diện tích xây dựng vi phạm Luật Đê điều. Sau khi thu hồi nếu UBND TP Hà Nội muốn sử dụng quỹ đất đó để cho thuê, cũng phải làm theo luật, tổ chức đấu giá công khai.
Thực thi pháp luật, kiến nghị theo pháp luật Sở TN-MT phải làm được như vậy mới là hợp tình, hợp lý và hợp pháp.
Ảnh: Kiên Cường
Tiếc rằng, ngay cả lãnh đạo Sở TN-MT cũng bị thuyết phục bởi lợi ích của doanh nghiệp nên đã ra một văn bản kết luận không có tính khả thi. Các doanh nghiệp vi phạm nói trên đồng loạt làm hồ sơ xin TP Hà Nội giao đất nhưng không được chấp thuận vì còn vướng Luật. Nhưng vô hình chung chính văn bản này lại trở thành một chủ trương, một “chỗ dựa” để cấp phường, cấp quận tiếp tục dung túng cho các doanh nghiệp sai phạm.
Ông khẳng định, kiến nghị của Sở TN-MT là đúng và sẵn sàng kí mọi giấy tờ để hợp thức cho các doanh nghiệp đang vi phạm nhằm “tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển”.
Đứng ở phương diện cá nhân, có lẽ quan điểm của ông Thọ đúng, vì ông không phải chịu trách nhiệm với những sai phạm của người tiền nhiệm. Còn chủ trương “hợp thức hóa sai phạm” cũng là của UBND quận, của Sở TN-MT nên ông chỉ là người làm theo, không mắc khuyết điểm mà vừa được lòng doanh nghiệp lại vừa được lòng lãnh đạo.
Nhưng đứng ở góc nhìn của một công chức, một lãnh đạo phường chịu trách nhiệm với nhân dân, với đất nước, thì quan điểm này còn quá vì lợi ích cá nhân.
Vì một lãnh đạo phường mà không giữ vững tinh thần thượng tôn pháp luật, nhìn thấy những vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn mà không kiên quyết ngăn chặn, ngược lại còn bày tỏ thái độ ủng hộ thì thật chưa xứng đáng để nhân dân đặt niềm tin.
Làm lãnh đạo phường nhưng ông Thọ để công trình nhà cao tầng vi phạm Luật Đê điều của Cty Thành Long nằm trong tuyến thoát lũ sông Hồng mà không kiên quyết xử lý, tức là ông vẫn chưa làm tròn chức trách, bổn phận của mình.
Tất nhiên, đã nói đến đê điều phải kể cả đến trách nhiệm của Chi cục Đê điều & PCLB Hà Nội. Trong hàng chục công trình xây dựng vi phạm Luật Đê điều và đặc biệt là công trình hoành tráng của Cty Thành Long, Chi cục Đê điều & PCLB đều biết rõ và thậm chí còn có văn bản phúc đáp đơn xin cải tạo nhà của ông Vũ Văn Thảo – GĐ Cty Thành Long, xác định nhà của ông Thảo nằm trong nhóm “những công trình nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch, phải di dời” và chỉ cho phép cải tạo, sửa chữa chứ không được xây mới mở rộng. Công trình vi phạm của ông Thảo nằm cách Hạt quản lý đê số 3 không xa vậy nhưng ông Thảo cứ xây lên hết tầng này đến tầng khác mà Hạt quản lý đê không lập biên bản đình chỉ.
Trao đổi với Báo NNVN về việc này, ông Phạm Hùng Lân – Hạt trưởng cũng có quan điểm giống hệt như Chủ tịch phường Lĩnh Nam, là phải “tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển”.
Ông Lân cho biết, khi xây nhà, chủ doanh nghiệp cũng trình bày vì nhu cầu kinh doanh, bộ mặt doanh nghiệp cần phải làm trụ sở đàng hoàng, rồi nhu cầu vay vốn ngân hàng... nên ông cũng có ý hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Chia sẻ sự cảm thông với người Hạt trưởng “lụy tình” với doanh nghiệp nhưng Báo NNVN xin nhắc ông nên dành một chút thời gian để nhớ đến chức trách, nhiệm vụ của mình trước khi mở biên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp... vi phạm pháp luật.
Năm 2006, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thành lập Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group). Nhận thấy Hưng Yên gần Hà Nội và đang cần phát triển khu công nghiệp, lập tức vợ chồng bà Hường săn tìm các lô đất ở Phố Nối, Hưng Yên là địa điểm đầu tiên.
Mức độ ô nhiễm nặng nề của các con sông tại Khu công nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nặng đến môi trường, khiến người dân vô cùng lo lắng và bức xúc. Ảnh: báo PL Plus
Tại đây bà Hường đã cấu kết với Tập đoàn Lifan của Trung Quốc, mua chuộc giới chức địa phương tỉnh Hưng Yên, thâu tóm 25 hecta đất nông nghiệp của người dân với giá đền bù rẻ mạt, đẩy hàng trăm gia đình vào cảnh “ly nông”. Sau đó cho các doanh nghiệp sản xuất thuê lại với giá cắt cổ. Khi thu được số tiền khổng lồ từ Cụm Công nghiệp Lifan (Hưng Yên), trong cơn say máu làm giàu, bất chấp thủ đoạn, bà Hường tiếp tục cấu kết với quan chức các địa phương, vung tiền thâu tóm đất nông nghiệp để lập tiếp 2 khu công nghiệp tại Hải Dương (Nam Sách, Phúc Điền), rồi Quang Minh (Vĩnh Phúc), Đài Tư (Hà Nội); Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội); Đồng Văn II (Hà Nam)… Chỉ trong thời gian ngắn, bà Hường đã thâu tóm hơn 2.000ha đất nông nghiệp. Không biết bà Hường đã bỏ ra bao nhiêu tiền để “đi đêm” với các quan chức địa phương, người ta chỉ biết KCN Quang Minh của bà được TP.Hà Nội đã mở ngay tuyến xe buýt 53 từ trung tâm TP đến KCN Quang Minh của bà để làm bệ phóng.
Hàng chục người dân đứng bên con kênh đen kịt “vạch tội” việc khu công nghiệp Quang Minh gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Hàng chục người dân xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh đứng bên con kênh đen kịt “vạch tội” khu công nghiệp Quang Minh xả thải gây ô nhiễm. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Ép người dân nhượng đất cho các khu công nghiệpSau khi bị mất đất sản xuất vào tay bà Hường, nhưng phần lớn người dân vẫn quyết tâm bám trụ quê hương, cố chịu đấm ăn xôi, quyết “ly nông, không ly hương” và sử dụng đồng vốn ít ỏi từ việc đền bù giải phóng mặt bằng đầu tư chuyển đổi ngành nghề.
Cay đắng thay, mong muốn chuyển đổi ngành nghề dường như “quá sức” đối với một số người dân vốn quen với ruộng đồng. Khoảng 2/3 số lao động của các hộ gia đình bị bà Hường “cướp đất” cho dự án công nghiệp không đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng của các nhà máy công nghiệp vì quá tuổi, trình độ văn hoá thấp, không có tay nghề chuyên môn,… Hệ quả tất yếu là số người thất nghiệp, ăn không ngồi rồi ngày càng nhiều.
Điển hình như ở xã Trưng Trắc (Văn Lâm), nhiều hộ dân sau khi nhận tiền, không có việc làm, đã mua sắm xe máy, ăn chơi tiêu xài dẫn đến đổ đốn, trở thành kẻ gieo rắc “cái chết trắng” cho người thân, xóm làng. Nhìn căn nhà trống hơ trống hoác của mình, bà H. (xã Trưng Trắc, Văn Lâm) ngậm ngùi kể: “Những tưởng có ít vốn từ việc nhượng lại đất cho các dự án công nghiệp, nào ngờ hai thằng con và ông chồng đều dính vào ma tuý. Không còn tiền hút chích, thằng lớn đổ bệnh rồi sớm đi theo ông bà”. Bà H nghẹn ngào: “Ông chồng tôi và thằng bé… được Nhà nước “nuôi” rồi.” Với bà, hình ảnh về một gia đình êm ấm xưa kia chỉ còn là ảo ảnh.
Cũng hoàn cảnh tương tự, sau gần 1 năm “ngồi chơi xơi nước”, cầm trong tay mấy chục triệu đồng sau khi giao hết đất nông nghiệp cho bà Hường làm dự án sản xuất xe máy Lifan với Trung Quốc, bà Trần Thị Hải (xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên) tính chuyện gửi tiền vào ngân hàng. Số lãi hàng tháng không đủ chi tiêu cho cả nhà, cả 4 người con trong độ tuổi lao động của gia đình bà đều không tìm được việc làm. Hơn 2 sào ruộng khoán còn lại cũng đành nhượng lại cho người khác, gia đình lâm vào cảnh không còn đất canh tác.
Hút máu doanh nghiệp
Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Bí quyết nào VID Group thuyết phục được các đối tác đến đầu tư tại các khu công nghiệp của mình?”, bà Hường đã trả lời: “Đơn giản đó là nói đúng sự thực, trung thực, không được bưng bít thông tin hoặc khoa trương hình thức”. Vâng, bà nói rất hay! Để hiểu thêm về độ trung thực, đạo đức kinh doanh của bà Hường chúng ta hãy xem bà đã làm gì ở các khu công nghiệp ấy.
Điển hình như ở KCN Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội), một khu công nghiệp lớn nhất của bà Hường. Toàn bộ nước thải của khu công nghiệp này đều xả trực tiếp ra môi trường. Theo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, nước thải do khu công nghiệp Quang Minh xả ra môi trường có hàm lượng độc tố cynaua (giống chất mà Formosa xả ra biển) vượt 8 lần tiêu chuẩn cho phép, BOD5 vượt 13,5 lần, COD vượt 14,7 lần, sunfua vượt hơn 4 lần, colifom vượt hơn 13 lần… Do quá bức xúc với tình trạng ô nhiễm kéo dài do toàn bộ nước thải của khu công nghiệp Quang Minh đều xả trực tiếp ra môi trường, người dân quanh đây nhiều lần viết đơn kiện, tập trung phản đối và thậm chí lấp cống xả thải để ngăn chặn dòng nước đen ngòm, thối hoắc này.
Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai của bà Hường cũng xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và môi trường, người dân xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) rất bức xúc về tình trạng nước thải của KCN này xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nặng.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp trong KCN, thì chính Công ty Nam Đức (một công ty của Bà Hường) đã ép các doanh nghiệp trong KCN chấp nhận mức phí hạ tầng cắt cổ. Nhiều doanh nghiệp bị Công ty Nam Đức khủng bố bịt cổng, bịt cống thoát nước, thậm chí khi các doanh nghiệp xin các thủ tục hành chính tại nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng bị từ chối với lý do chưa nộp phí hạ tầng… nên đành phải chấp nhận ký hợp đồng và thanh toán tiền hạ tầng rất bất lợi, một số doanh nghiệp phản ứng quyết liệt thì bị đưa ra Tòa, nhận bản án bất công. Xung đột giữa chủ đầu tư KCN Quang Minh và các doanh nghiệp “nóng” tới mức đơn thư gửi đi kêu cứu đã “rải đều” khắp các ban, ngành từ Trung ương tới địa phương, có doanh nghiệp “uất ức” còn cùng công nhân giăng biểu ngữ phản đối.
Chủ đầu tư mới chỉ làm được hệ thống đường nội bộ, cống thoát nước… ở Dự án khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II.
Trong KCN Đồng Văn II của bà Hường, thì khu nhà ở phục vụ KCN vẫn dở dang và chủ đầu tư có biểu hiện “trở mặt” với các nhà đầu tư góp vốn, mua đất ở dự án này. Theo quyết định của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt thì dự án phải hoàn thành vào năm 2010. Dù đã quá 6 năm, dự án vẫn hoang sơ, cỏ mọc um tùm. Phải chăng đây chỉ là thủ đoạn chiếm đất để đầu cơ?Bà Hường chỉ quan tâm đến việc kiếm lời từ các khu công nghiệp, không quan tâm đến phát triển bền vững cho các doanh nghiệp, an sinh cho những người dân vùng dự án.
Đấy, sự trung thực và đạo đức kinh doanh của bà Hường là như thế!
Thâu tóm ngân hàng
Không chỉ thâu tóm đất nông nghiệp của nông dân, bà Hường còn thâu tóm ngân hàng để hút vốn nền kinh tế. Từ năm 2005, vợ chồng bà Hường bắt đầu âm thầm thâu tóm Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) và lún sâu vào hoạt động cho vay kiếm lời phi pháp có liên quan đến “siêu lừa” Huyền Như với giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng thông qua 3 công ty sân sau. Vậy mà không hiểu vì sao, “siêu lừa” Huyền Như và các đồng phạm bị lôi ra xét xử, còn bà Hường vẫn bình an vô sự tiếp tục vung tiền mua chuộc giới công thương thủ đô để được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
Bà Hường đã từng ngẫu hứng chia sẻ kiểu dạy đời: “Khi làm kinh doanh, bạn không thể cứ chờ cơ hội đến với mình mà phải tự tìm kiếm hoặc tạo ra nó. Trong công tác dân cử ở Hội đồng nhân dân thành phố và Quốc hội cũng vậy”. Quả thật là như vậy, với tư cách là Đại biểu Quốc hội, bà rất tích cực tham gia vào việc điều chỉnh các chính sách về kinh tế như đất đai, tài chính, ngân hàng sao cho có lợi cho hoạt động kinh doanh của bà, còn miếng cơm manh áo của người nông dân bị mất đất, quyền lợi của doanh nghiệp trong các KCN thì bà mặc kệ!
Bà Nghị Nguyệt Hường còn tâm sự: “Tiếp xúc cử tri là để lắng nghe ý kiến từ thực tế cuộc sống của người dân”. Vâng, bà có nghe tiếng khóc của biết bao hộ dân bị buộc rời khỏi quê nhà để “nhường” lại mảnh đất đẹp cho bà là dự án? Bà có nghe nỗi bức xúc của biết bao hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm mà các KCN của bà gây ra? Bà có nghe sự chịu đựng của các doanh nghiệp đang thuê mặt bằng trong các KCN của bà?
Bà Hường cũng chia sẻ, “Ngày nay, một công ty cần phải đem lại lợi ích cho cộng đồng nơi mình đang hoạt động với những chương trình, mục tiêu cụ thể. Trong số đó, hoạt động từ thiện, xã hội là một ví dụ và mình nên chủ động làm điều đó một cách vô điều kiện”. Vâng, những lời nói của bà rất hay! Hay đây chính là màn kịch mà bà dùng để xoa dịu và che đậy những hoạt động kinh doanh ”hút máu” tàn nhẫn gây bức xúc trong dân?
Từ dung túng đến hợp thức hóa sai phạm pháp luật nghiêm trọng
Cập nhật: 14:02, Thứ 4, 29/06/2016
Sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai, đã trở nên quá công khai, bất chấp sự phản đối của dư luận, các công trình trái phép trên đất bãi sông Hồng, trong tuyến thoát lũ vẫn tồn tại.
Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Vương xây dựng trong tuyến thoát lũ sông Hồng, đe dọa an toàn đê và cầu Vĩnh Tuy
Hy sinh đất công vì lợi ích doanh nghiệp
Việc UBND các phường tự ý cho thuê đất công là trái thẩm quyền. Sau khi cho thuê đất lại không quản lý dẫn tới sử dụng đất sai mục đích và theo nguyên tắc thì chủ tịch UBND các phường phải chịu trách nhiệm chính về việc sử dụng đất công.Đặt câu hỏi với ông Nguyễn Đức Thọ - Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam về những doanh nghiệp được UBND phường kí hợp đồng ưu ái giao hàng chục ngàn m2 đất để kiếm lời bằng cách cho thuê lại với giá cao hơn, phóng viên Báo NNVN được trả lời một cách đơn giản rằng đây là vấn đề của lịch sử đã có từ trước khi ông về nhậm chức.
Trên thực tế, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như UBND quận Hoàng Mai đã có đợt kiểm tra về nội dung này sau khi nghe các doanh nghiệp đề đạt nguyện vọng chính, Sở này lại kiến nghị UBND TP Hà Nội cho chủ trương xử lý các tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai đối với trường hợp cho thuê trái thẩm quyền bằng hình thức cấp có thẩm quyền kí hợp đồng cho thuê và xử lý tài chính đối với tổ chức sử dụng đất nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thật kì lạ, nhìn vào quá trình phát triển thôn tính đất đai của các doanh nghiệp như Hồng Anh, Thành Long, Linh Dao và Sơn Thanh, có thể nói rằng các doanh nghiệp luôn được tạo điều kiện thuận lợi hết mức đến nỗi họ ngang nhiên vi phạm Luật Đất đai, vi phạm Luật Đê điều trong nhiều năm mà không vấp phải trở ngại, khó khăn gì từ chính quyền địa phương.
Giờ đây, khi công luận lên tiếng đòi xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật thì chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên - Môi trường lại kiến nghị “tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”?
Vướng mắc duy nhất của các doanh nghiệp kể trên chính là pháp luật. Những năm qua họ đã ỷ thế được cán bộ thực thi pháp luật ở cấp phường, cấp quận “ngó lơ” nên đã bất chấp pháp luật đầu tư các công trình xây dựng hàng chục thậm chí hàng trăm tỉ đồng trong tuyến thoát lũ.
Đây là những sai phạm nghiêm trọng, có chủ đích, với âm mưu thôn tính hàng chục hecta đất công, đất nông nghiệp nên cần phải xử lý nghiêm để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật kế tiếp. Nhưng rõ ràng kiến nghị của Sở TN-MT cùng các cấp chính quyền quận Hoàng Mai là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Bởi lẽ, với những vi phạm pháp luật nghiêm trọng như thế liệu UBND TP Hà Nội có đủ thẩm quyền để “hợp thức hóa”?
Chúng ta đang ở trong một xã hội pháp quyền, mọi vi phạm cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, các lãnh đạo phường Lĩnh Nam, Thanh Trì có sai phạm vì đã tự ý cho thuê đất công trái thẩm quyền thì kết luận thanh tra cần phải xem xét trách nhiệm và đề xuất phương án kỉ luật.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp thuê đất của phường nhưng sử dụng không đúng mục đích, tự ý cải tạo làm biến đổi bề mặt đất thì phải xử phạt thật nặng và thu hồi lại đất công, tiến hành cưỡng chế đập bỏ toàn bộ diện tích xây dựng vi phạm Luật Đê điều. Sau khi thu hồi nếu UBND TP Hà Nội muốn sử dụng quỹ đất đó để cho thuê, cũng phải làm theo luật, tổ chức đấu giá công khai.
Thực thi pháp luật, kiến nghị theo pháp luật Sở TN-MT phải làm được như vậy mới là hợp tình, hợp lý và hợp pháp.
Ảnh: Kiên Cường
Tiếc rằng, ngay cả lãnh đạo Sở TN-MT cũng bị thuyết phục bởi lợi ích của doanh nghiệp nên đã ra một văn bản kết luận không có tính khả thi. Các doanh nghiệp vi phạm nói trên đồng loạt làm hồ sơ xin TP Hà Nội giao đất nhưng không được chấp thuận vì còn vướng Luật. Nhưng vô hình chung chính văn bản này lại trở thành một chủ trương, một “chỗ dựa” để cấp phường, cấp quận tiếp tục dung túng cho các doanh nghiệp sai phạm.
Bán chức trách, lo lợi cá nhân
Bản thân ông Thọ với tư cách là Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam cũng nhiệt liệt ủng hộ chủ trương này.Ông khẳng định, kiến nghị của Sở TN-MT là đúng và sẵn sàng kí mọi giấy tờ để hợp thức cho các doanh nghiệp đang vi phạm nhằm “tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển”.
Đứng ở phương diện cá nhân, có lẽ quan điểm của ông Thọ đúng, vì ông không phải chịu trách nhiệm với những sai phạm của người tiền nhiệm. Còn chủ trương “hợp thức hóa sai phạm” cũng là của UBND quận, của Sở TN-MT nên ông chỉ là người làm theo, không mắc khuyết điểm mà vừa được lòng doanh nghiệp lại vừa được lòng lãnh đạo.
Nhưng đứng ở góc nhìn của một công chức, một lãnh đạo phường chịu trách nhiệm với nhân dân, với đất nước, thì quan điểm này còn quá vì lợi ích cá nhân.
Vì một lãnh đạo phường mà không giữ vững tinh thần thượng tôn pháp luật, nhìn thấy những vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn mà không kiên quyết ngăn chặn, ngược lại còn bày tỏ thái độ ủng hộ thì thật chưa xứng đáng để nhân dân đặt niềm tin.
Làm lãnh đạo phường nhưng ông Thọ để công trình nhà cao tầng vi phạm Luật Đê điều của Cty Thành Long nằm trong tuyến thoát lũ sông Hồng mà không kiên quyết xử lý, tức là ông vẫn chưa làm tròn chức trách, bổn phận của mình.
Tất nhiên, đã nói đến đê điều phải kể cả đến trách nhiệm của Chi cục Đê điều & PCLB Hà Nội. Trong hàng chục công trình xây dựng vi phạm Luật Đê điều và đặc biệt là công trình hoành tráng của Cty Thành Long, Chi cục Đê điều & PCLB đều biết rõ và thậm chí còn có văn bản phúc đáp đơn xin cải tạo nhà của ông Vũ Văn Thảo – GĐ Cty Thành Long, xác định nhà của ông Thảo nằm trong nhóm “những công trình nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch, phải di dời” và chỉ cho phép cải tạo, sửa chữa chứ không được xây mới mở rộng. Công trình vi phạm của ông Thảo nằm cách Hạt quản lý đê số 3 không xa vậy nhưng ông Thảo cứ xây lên hết tầng này đến tầng khác mà Hạt quản lý đê không lập biên bản đình chỉ.
Trao đổi với Báo NNVN về việc này, ông Phạm Hùng Lân – Hạt trưởng cũng có quan điểm giống hệt như Chủ tịch phường Lĩnh Nam, là phải “tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển”.
Ông Lân cho biết, khi xây nhà, chủ doanh nghiệp cũng trình bày vì nhu cầu kinh doanh, bộ mặt doanh nghiệp cần phải làm trụ sở đàng hoàng, rồi nhu cầu vay vốn ngân hàng... nên ông cũng có ý hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Chia sẻ sự cảm thông với người Hạt trưởng “lụy tình” với doanh nghiệp nhưng Báo NNVN xin nhắc ông nên dành một chút thời gian để nhớ đến chức trách, nhiệm vụ của mình trước khi mở biên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp... vi phạm pháp luật.
Kiên Cường
Thư bạn đọc huyện Bát Xát (Lào Cai) về vi phạm Luật Đất đai?
Đề nghị UBND huyện Bát Xát và cấp có thẩm quyền tỉnh Lào Cai quan tâm sớm giải quyết nội dung đơn thư phản ánh của hai ông Nguyễn Tiến Hùng và Phan Văn Thắng đại diện cho 70 hộ dân thị trấn Bát Xát bị thu hồi đất có những biểu hiện vi phạm Luật Đất đai mà người dân bị thiệt hại kéo dài nhiều năm.
Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam vừa nhận được đơn đề ngày 10/5/2013 của hai ông Nguyễn Tiến Hùng và Phạm Văn Thắng đại diện cho 70 hộ dân thị trấn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai bị thu hồi đất phản ánh như sau:
"Năm 2005, huyện Bát Xát có thu hồi 6ha của 70 hộ dân của thị trấn để làm chợ trung tâm huyện nhưng chính quyền không thông báo cho người dân biết lý do thu hồi, không công khai phương án bồi thường, thậm chí còn không đưa quyết định thu hồi đất cho người dân có đất bị thu hồi. Chính quyền đã tước đi quyền dân chủ của nhân dân chúng tôi?
Về bồi thường: Chỉ có 8.000,đ/m2 ruộng lúa nước hai vụ và được tỉnh Lào Cai hỗ trợ thêm 1.000,đ/m2 tổng cộng là 9.000,đ/m2. Còn đối với hỗ trợ ổn định đời sống theo điều 28 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định 197/2004/NĐ - CP thì tỉnh không áp dụng theo quy định của Chính phủ nên người dân không được hưởng, đất thu hồi xong thì làm chợ một phần, một phần thì chia lô làm đất ở bán đấu giá, còn một phần thì bỏ hoang, trong khi đó người dân mất đất sản xuất không có việc làm. Dân hỏi ông Phó Chủ tịch huyện Hoàng Đăng Khoa thì nói rằng đó không phải là bỏ hoang mà là đang đợi những nhà đầu tư. Dân hỏi đợi nhà đầu tư đến bao giờ, ông Phó Chủ tịch trả lời, có thể là nay mai hoặc 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa …? Qua buổi trả lời của ông Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát và các ban ngành liên quan, ngày 23/01/2013, nhân dân chúng tôi muốn hỏi là một lãnh đạo, là một đảng viên mà trả lời nhân dân như thế liệu có đúng là một lãnh đạo và là Phó Chủ tịch huyện không ? Thị trấn chúng tôi thành lập từ năm 1994, nhà đã có số, phố đã có tên, đất nông nghiệp của chúng tôi nằm ở trung tâm thị trấn, bốn mặt đều tiếp giáp với khu dân cư. Vậy đất nông nghiệp của nhân dân chúng tôi bị thu hồi để xây dựng chợ trung tâm có nằm xen kẽ trong khu dân cư không ?.. khi xây dựng chợ, huyện đã lấy tiêu đề “Xây dựng chợ Trung tâm huyện Bát Xát”, dự án khởi công vào năm 2005 như thế thị trấn đã thành lập được 11 năm, mà các ban ngành và Phó Chủ tịch huyện trả lời là: Đất nông nghiệp thu hồi làm chợ trung tâm không nằm trong khu dân cư, vậy đất nông nghiệp của nhân dân chúng tôi bị thu hồi làm chợ thì gọi là đất nằm ở đâu ?
Đến năm 2008, huyện Bát Xát còn thu hồi đất của 50 hộ dân để xây dựng dự án hạ tầng kỹ thuật đường tổ 7 và thu hồi mở rộng cả hai bên làm đất ở để bán đấu giá, cũng không thông báo cho người dân biết lý do thu hồi đất, không niêm yết công khai phương án bồi thường và không đưa quyết định thu hồi đất cho người dân bị thu hồi đất. Phần thu hồi mở rộng hai bên để bán đấu giá quyền sử dụng đất, nhân dân chúng tôi không được biết việc làm đó. Vậy UBND huyện và ông Phó chủ tịch huyện Hoàng Đăng Khoa đã làm đúng với quy định của Luật Đất đai?
Cho đến ngày 01/11/2012, gia đình tôi và các hộ gia đình khác mới nhận được 01 bản phôtô Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Bát Xát. Theo quy định của pháp luật, Quyết định phôtô không có giá trị pháp lý, chỉ là tài liệu tham khảo. Như vậy, sau 07 năm thu hồi đất của nhân dân làm nhiều dự án, UBND huyện Bát Xát mới có Quyết định (bản phôtô) về thu hồi đất gửi xuống cho nhân dân. Vậy UBND huyện Bát Xát đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Chính phủ tại Điều 9 khoản a của Nghị định 97, theo quy định thì cơ quan chính quyền huyện Bát Xát đã chậm gửi hay cố tình không gửi Quyết định thu hồi đất xuống cho nhân dân chúng tôi thì phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ theo chính sách đền bù, hỗ trợ tại thời điểm có Quyết định thu hồi đất gửi xuống cho từng hộ gia đình".
Đề nghị UBND huyện Bát Xát và cấp có thẩm quyền tỉnh Lào Cai quan tâm sớm giải quyết nội dung đơn thư phản ánh nêu trên của hai ông Nguyễn Tiến Hùng và Phan Văn Thắng đại diện cho 70 hộ dân thị trấn Bát Xát bị thu hồi đất có những biểu hiện vi phạm Luật Đất đai mà người dân bị thiệt hại kéo dài nhiều năm
Tranh chấp đất đai tại chùa Sơn Cao (Vĩnh Phúc): Xâm phạm đất của cơ sở tôn giáo
Chùa Sơn Cao (TP.Vĩnh Yên) đang có nguy cơ bị xâm phạm.
Mặc dù Luật Đất đai quy định rõ đất của cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ…) khác với đất tín ngưỡng (đình, đền, miếu…), nhưng Sở TNMT tỉnh Vĩnh Phúc vẫn quyết định lấy đất của chùa Cao Sơn (phường Ngô Quyền, TP.Vĩnh Yên) đem cấp cho Ban hộ tự làng Gẩu (thuộc phường Đống Đa, TP.Vĩnh Yên) xây dựng lại đình làng Gẩu.
Điều bất thường của ông chánh thanh tra tỉnhĐình làng Gẩu trước kia nằm ở khu vực lò vôi phường Đống Đa, nay khu vực này là Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Vĩnh Phúc. Những năm 90 của thế kỷ trước, đình Gẩu đổ nát, ngày 24.6.1991 UBND tỉnh Vĩnh Phú có văn bản cho phép người dân làng Gẩu di chuyển, xây dựng lại đình với diện tích 12m2 trong khuôn viên của chùa Sơn Cao.
Từ năm 2013, Ban hộ tự đình Gẩu muốn xin phép xây dựng lại đình, thế nhưng cơ quan chức năng đã không thể cấp phép xây dựng do giấy chứng nhận QSDĐ thuộc nhà chùa. Từ đây xảy ra tranh chấp liên miên giữa Ban hộ tự đình Gẩu và nhà chùa, khiến đau đầu các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc và TP.Vĩnh Yên.
Theo Sở TNMT tỉnh Vĩnh Phúc, chùa Sơn Cao (còn gọi là chùa Gẩu) có niên đại từ lâu đời. Năm 2006, chùa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ với diện tích 1.050,4m2 kể cả cổng tam quan của chùa. Theo ông Nguyễn Văn Lộc – Giám đốc Sở TNMT tỉnh: “Khi hoàn tất thủ tục công nhận quyền SDĐ chùa Sơn Cao, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư làng Gẩu, phường Đống Đa không có ý kiến gì về việc chia tách khu đất theo đề nghị hiện nay”.
Liên quan đến tranh chấp đất đai tại chùa Sơn Cao, Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc đã phải vào cuộc và có kết luận. Để làm rõ vụ việc, PV Báo LĐ đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Bắc – Chánh thanh tra tỉnh. Tuy nhiên, ông Bắc cho rằng trách nhiệm trả lời báo chí là của Sở TNMT tỉnh. Khi PV đề nghị được làm việc thì ông Bắc trả lời: “Tôi không trả lời cái việc đó được, việc đó là việc của Sở TNMT có trách nhiệm trả lời”.
Điều lạ lùng hơn là trong khi PV Báo LĐ đang phỏng vấn Đại đức Thích Tâm Vượng – Trụ trì chùa Sơn Cao - thì điện thoại của đại đức đổ chuông liên hồi. Đại đức Thích Tâm Vượng cho biết ông Bắc – Chánh thanh tra tỉnh - gọi và bật loa cho PV cùng nghe. Trong cuộc điện thoại này, ông Bắc đã lớn tiếng đe nẹt thầy chùa và buông lời khuyên đừng có trả lời báo chí thì “mọi chuyện sẽ êm đẹp”(?!).
Chính quyền tỉnh tự… mâu thuẫn(!?)
Ngày 7.3.2014, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có CV số 978/UBND-PC2 về việc giải quyết đất đai liên quan đình làng Gẩu và chùa Sơn Cao “đồng ý chủ trương di chuyển đình làng Gẩu đến một vị trí khác phù hợp thuộc địa giới hành chính của phường Đống Đa (theo đề xuất của Sở TNMT, CA tỉnh)...”. Thế nhưng, đến ngày 24.6.2014, UBND tỉnh Vĩnh Phúc lại có CV nêu ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh: “Giao Chủ tịch UBND TP.Vĩnh Yên chủ trì phối hợp với lãnh đạo các sở: TNMT, Xây dựng, VHTTDL, Nội vụ, thanh tra - kiểm tra thực tế, thống nhất phân định rõ diện tích mốc giới đất chùa Sơn Cao, đình làng Gẩu, đường đi chung (trong tổng số 1.050,4m2).
Chưa hết, ngày 30.7.2014, Sở TNMT tỉnh đã ra thông báo thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ của chùa Sơn Cao với lý do: Giấy chứng nhận QSDĐ cấp năm 2006 “có sai sót, chưa đúng quy định của pháp luật được thanh tra tỉnh kết luận, kiến nghị tại báo cáo số 59/BC-TTr ngày 25.7.2014”. Thế nhưng, cũng chính Sở TNMT tỉnh trước đó đã nêu quan điểm: “Văn bản 522/HC ngày 24.6.1991 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) trả lời nhân dân xóm Gẩu không phải là quyết định hành chính nên chưa đủ cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp đất đai” và khẳng định việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho chùa Sơn Cao năm 2006 là “đúng quy định của pháp luật” (các CV số: 199/BC-STNMT ngày 12.8.2013; 345/BC-STNMT ngày 31.12.2013...).
Liên quan đến tranh chấp đất ở chùa Sơn Cao, ngày 1.3.2014, Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội Vụ cũng đã có CV gửi tỉnh Vĩnh Phúc nêu ý kiến: “Không nên cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho đình Gẩu trong khuôn viên chùa Sơn Cao, vì diện tích đất còn lại trong khuôn viên chùa không nhiều (khoảng 200m2); diện tích đình quá nhỏ (12m2); về lâu dài tiềm ẩn những phức tạp có thể phát sinh về trật tự xã hội trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo”.
Vẫn còn tình trạng 'xâm phạm' đất lúa
Báo cáo Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, nhiều địa phương còn sử dụng đất chuyên trồng lúa để xây dựng các khu công nghiệp dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất.
Vẫn còn địa phương sử dụng đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp. Ảnh Internet.
|
Theo Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, việc quy hoạch để chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác chưa được tính toán kỹ lưỡng, do đó vẫn còn tình trạng dân không có đất để sản xuất.
Theo kết quả tổng hợp từ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến ngày 31-12-2012 kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia như sau: Nhóm đất nông nghiệp cả nước có 26.404.486 ha, trong đó đất trồng lúa là 4.053.338 ha (riêng đất chuyên trồng lúa nước 3.184.291 ha).
Cụ thể, số diện tích chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 2 năm 2011 và 2012 là 21.150 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất trồng cây lâu năm là 8.273 ha; Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất lâm nghiệp là 3.351 ha; Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản là 2.793 ha.
Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 2 năm 2011 và 2012 cả nước đã khai thác đưa vào sử dụng 387.704 ha đất cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp; hiện nay cả nước còn 2.466.913 ha đất chưa sử dụng.
Nguyên nhân của những tồn tại trên được chỉ ra là do hiện nay vẫn còn thiếu một số quy định, hướng dẫn triển khai như quy trình chuẩn lập quy hoạch sử dụng đất, định mức sử dụng đất, kinh phí lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tiêu chí thẩm định, hướng dẫn công khai, điều kiện và thủ tục hành nghề tư vấn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…
Bên cạnh đó, việc quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt, chưa có chế tài đủ mạnh; tình trạng lấn chiếm đất, tự chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch chưa được phát hiện và xử lý kịp thời, dẫn đến khi thực hiện quy hoạch, chi phí bồi thường vượt quá dự kiến ban đầu. Quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tiến hành điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch đối với khu vực quy hoạch đã quá thời hạn 3 năm kể từ ngày công bố nhưng chưa thực hiện cũng là nguyên nhân gây hiện tượng "nhờn luật", làm gia tăng diện tích đất chưa đưa vào sử dụng.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, phát huy tốt tiềm năng, nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, trong các tháng còn lại của năm 2013 sẽ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm việc chấp hành pháp luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các địa phương. Đồng thời tập trung kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật đất đai để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai; đôn đốc và theo dõi các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến quá trình áp dụng các văn bản pháp luật về đất đai.
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2025 cấp quốc gia, trong đó phải giữ đất trồng lúa đến năm 2020 là hơn 3,8 triệu ha để đảm bảo an ninh lương thực cũng như sinh kế của người nông dân.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, với đà giảm nhanh hiện nay nếu không có biện pháp quy hoạch, có kế hoạch sử dụng đất thật chặt chẽ, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân làm sai quy hoạch, sẽ khó đảm bảo giữ được 3,8 triệu ha đất lúa. Bởi theo Chủ tịch Quốc hội, an ninh lương thực quốc gia là vấn đề cốt lõi, không chỉ đảm bảo đời sống cho đại đa số dân cư nông thôn mà còn đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội.
- Theo Hải Quan
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>