TRÀ DƯ TỬU HẬU 8/b
Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016Chuyện 8: 3 hay 1?
Hôm sau, khi đã có mặt đông đủ nhưng ông A chưa kịp bày rượu ra, ông B đã hối:
-Tiếp chuyện hôm qua đi anh A. Những điều anh nói chưa chắc đã đúng, nhưng mới toanh, rất đáng để nghe. Theo anh, không gian là "đích thực" vât chất. Anh có thể nói rõ hơn không?
Ông C lại soạn laptop. tôi thì vừa bày ly, rót rượu, vừa nói:
-Ừ! Bác B nói phải lắm. Em cũng thích nghe, dù không hiểu gì mấy. Nói tiếp đi bác A.
Ông A cười "khà, khà" nhìn ông C:
-Anh C chịu tôi nói tiếp không?
-Thì nói đi! -Ông C sẵng giọng.
Thế là ông A bắt đầu nói:
-Từ cảm giác mà chúng ta nhận thức thế giới. Đúng không nào, quí vị? Điều đầu tiên chúng ta nhận biết được thế giới nhờ cảm giác, là gì? Là không gian, là bề dài, bề rộng, bề sâu. Vì không gian tồn tại như một mặc định, nên chúng ta thường quên cảm giác này như chúng ta thường quên không khí vậy. Nhìn đâu cũng thấy không gian. Mở mắt ra là thấy không gian! Khi không có gì trong một khỏang không, chúng ta nói: "Không thấy gì!", nhưng thực ra chúng ta vẫn thấy không gian hay khoảng không gian, một bộ phận của nó. Vậy không gian phải là "thực tại", là thực sự tồn tại. Nghĩa là khi nói đến tồn tại là nói đến không gian. Nhưng không gian là thể hiện của vật chất và vận động vật chất, mà vật chất lại là cái có trước, nên không thể nào không thừa nhận không gian trước hết phải là vật chất theo đúng nghĩa vật lý. Vì không gian, như ta cảm giác, có thể tích vô cùng to lớn, nên nó phải là sự hợp thành của những đơn vị nào đó có bản chất thể tích ở phía vô cùng nhỏ, nhưng phải hữu hạn, vì không thể tưởng tượng được một khối thể tích vô cùng lớn lại có thể hình thành được từ những cái nhỏ vô hạn độ (coi như bằng 0). Vậy, phải nhận thức không gian là vật chất, chất không gian là nguồn cội của tất cả các chất khác có trong tự nhiên. Nói cách khác, mọi chất trong Vũ Trụ đều là sự "nhào nặn ra" từ chất không gian...
-Rồi, cứ giả sử không gian là vật chất đi, rồi sao nữa? Nói về các quy luật đi anh! -Ông B nâng ly lên tính cụng và nói có vẻ sốt ruột.
-Ừ thì nói! Trước hết, ta nói về quy luật lượng-chất, quy luật chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển. Theo triết học Mác định nghĩa thì:
+Lượng là phạm trù triêt học dùng để chỉ tính qui định vốn có của sự vật về mặt số lượng, qui mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
+Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
+Độ là phạm trò triết học dùng để chỉ khoảnh giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.
+Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
+Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Vậy bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
+ Nội dung quy luật: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.
Đó là toàn bộ quy luật lượng-chất. Nó đúng không? Tôi cho rằng nó sai hoàn toàn! Thứ nhất, không có một vật nào tự thân chuyển hóa lượng-chất. Thứ hai, khi có tác động của môi trường, lượng và chất có thể biến đổi, nhưng phải có giới hạn. Chẳng hạn, không thể biến nước thành vàng được, hoặc bằng cách nào đó biến một kẻ ngu xuẩn thành thiên tài được. Hay khi ta dùng đèn khò nung một thỏi vàng, nung cỡ nào thì vàng vẫn là vàng. Có thể dùng quy luật lượng-chất giải thích hiện tượng và tưởng rằng đúng. Tuy vậy, không thể dùng quy luật ấy giải thích dược hiện tượng: khi nấu gạo với nước (biến đổi lượng), sẽ thành cơm, nhưng khi cho cơm nguội và khô đi (cũng biến đổi lượng, nhưng ngược chiều ban đầu), cơm không thể biến lại thành gạo! Thứ ba, chất của một vật, dù có biến đổi cỡ nào, nếu không có sự tương tác với môi trường (chứa nó), thì cũng không làm biến đổi (khối) lượng của nó. Thứ tư, cục thịt bò vẫn là cục thịt bò (chất không đổi) nếu tăng khối lượng (thêm lượng vào!) cho nó. -Ông A ngừng "diễn thuyết", tự tay rót tràn ly rượu rồi uống cạn như tự thưởng và thỏa mãn ra mặt. -Tôi nói cũng chí lý đấy chứ, anh C? Hay nói như vậy là không biện chứng?
Ông C bĩu môi chưa kịp nói thì ông B đã lên tiếng:
-Kể ra cũng có lý đấy. Cũng đáng nghe lắm! Nói sang quy luật khác đi, anh A!
-Cũng có thể quy luật lượng-chất vẫn đúng nhưng chỉ đúng trong phạm vi hạn hẹp nào đó, và như vậy, dứt khoát nó không phải là quy luật tự nhiên phổ biến, như triết học Mác đã chỉ ra. -Ông A nói như được động viên, an ủi ông C, nhưng sau đó lại tiếp tục "lên đồng". - Bây giờ tôi nói đến quy luật mâu thuẫn, là quy luật chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển. Theo triết học Mác quan niệm thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chức đựng những mặt trái ngược nhau. Sau đây ta tìm hiểu khái niệm và nội dung quy luật:
+Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những qui định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau.
+ Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tốn tại của mặt kia làm tiền đề.
+Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là "sự đồng nhất".
+ Nội dung quy luật: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế.
Có lẽ dùng từ "mâu thuẫn" chưa thật chuẩn, phải dùng từ "tương phản" xác đáng hơn. Theo triết học duy tồn, muốn tồn tại thì phải thể hiện, đặc tính "sống còn"của tồn tại là phải thể hiện. Vì mọi tồn tại đều cố gắng thể hiện để tồn tại, nên gây ra hiện tượng tương phản cân bằng nhau, từ đó mà làm hình thành nên hai lực lượng tương phản cân bằng nhau trong một thực thể, làm thực thể tồn tại được trong thế cân bằng động. Sự cân bằng động của một thực thể luôn thay đổi trạng thái trong sự tác động thường xuyên của môi trường chứa nó. Lấy thí dụ: một vật chuyển động với vận tốc đều trên một đường thẳng. Có thể phân tích vận tốc thành hai thành phần và , khác phương chiều của , sao cho . Rõ ràng vật đó đang tồn tại trong một trạng thái cân bằng động theo môi trường với hai vận tốc tương phản nhau là và . Từ tương phản, bản thân nó đã hàm chứa nghĩa "mâu thuẫn" và "đồng nhất". Hai vận tốc và là đồng nhất khi chúng cùng phương chiều và cùng gốc tọa độ (trọng tâm vật), và mâu thuẫn khi chúng đồng phương, ngược chiều, cùng gốc tọa độ. Nếu giữ nguyên trạng thái cân bằng động đó thì vật chuyển động đều vĩnh viễn (không phát triển, dù mâu thuẫn vẫn có trong nội tại nó!!!). Muốn cho vật thay đổi trạng thái chuyển động (nghĩa là phát triển!) thì phải có tác động từ biên ngoài (của môi trường). Nếu tác động của môi trường làm cho sự tương phản của hai vận tốc đạt đến mâu thuẫn đối kháng (triệt tiêu sự đồng nhất!) thì nếu theo qui ước vật không tồn tại khi vận tốc bằng 0, thì có thể vật ngừng phát triển, chấm dứt tồn tại (Thực ra vật vẫn tồn tại ở dạng khác).Vậy, vật không thể tự thân vận động nhờ mâu thuẫn nội tại mà phải có sự tham gia của môi trường phù hợp với nguyên lý ngân-quả, suy ra quy luật mâu thuẫn phải sai.
Bàn nhậu im phăng phắc. Ông C tỏ vẻ như đang đọc laptop nhưng chắc chắn là đang lắng nghe, vì lúc này có quái gì trong đó hấp dẫn hơn để đọc đâu? Ông B cứ hít hà như ăn phải ớt. Còn tôi thì há mồm ra nghe. Ông A ghê thật, dám đương đầu với Mác!
-Còn quy luật cuối cùng, "làm thịt" nốt đi bác! -Tôi thúc ông A.
-Ừ thì nốt! -Ông A vừa nói vừa bật "quẹt" mồi thuốc, rồi rít một hơi thật dài, nhả ra mù mịt khói đầy mãn nguyện. - Nhưng trước mắt hãy nghe laptop (tức Wikipedia) của anh C nói: "Quy luật phủ định hay quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển, theo đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng có xu hướng, khuynh hướng lặp lại giai đoạn đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình xoắn trôn ốc.
“ | Phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy | ” |
Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Tuy nhiên có sự phủ định chỉ là phá hủy cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay cái cũ.
Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.
- Tính khách quan: vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển. Mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.
- Kế thừa: vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ. Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển. Do vậy, phủ định biện chứng đồng thời cũng là khẳng định.
Nội dung quy luật: Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra. Sự vật đó không còn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác.Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó có được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định diễn ra 2 lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới. Do vậy, thông qua những lần phủ định biện chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển.
Phạm trù phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một mắt khâu, một nấc thang trong quá trình phát triển nhất định. Với tư cách là cái phủ định (lần thứ 1), cái mới cũng chứa đựng trong mình xu hướng dẫn tới sự phủ định lần thứ 2 (phủ định của phủ định).
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, dây chuyền của những lần phủ định biện chứng là vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới sau phủ định. Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường "xoáy ốc" hay "vòng xoáy trôn ốc". Sau mỗi chu kỳ phủ định của phủ định, cái mới được ra đời dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường "xoáy ốc" dường như thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với cái khẳng định ban đầu. Sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới với tư cách là cái phủ định của phủ định đối lập với cái phủ định và dường như trở lại cái ban đầu nhưng không giống nguyên như cũ mà trên cơ sở cao hơn.
Phủ định của phủ định là sự thống nhất biện chứng của cái khẳng định và phủ định, là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực của cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất, cũng như các giai đoạn trước đó. Cái tổng hợp này là sự lọc bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy, nó có nội dung phong phú hơn, toàn diện hơn. Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn. Theo triết học Mác-Lênin thì quy luật phủ định của phủ định là quy luật phổ biến của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy..."
Trong thí dụ đã nêu ở phía trên, chẳng thấy ảnh hưởng của quy luật phủ định ở đâu cả. Vật không thể tự thân vận động theo quy luật phủ định để có vận tốc lớn hơn được(!). Hay lấy ngay ví dụ "hạt lúa-cây lúa" của Mác để phản bác. Khi hạt lúa mới nảy mầm, đã có cây lúa đâu mà phủ định hạt lúa, và khi đã hình thành cây lúa rồi thì còn đâu hạt lúa nữa để mà phủ định? Hạt lúa không tự thân phát triển được mà phải nhờ môi trường, tùy môi trường định đoại số phận(có thể không nảy mầm thành cây lúa mà cháy thành than!). Trong điều kiện bình thường, hạt lúa sẽ phát triển thành cây lúa nhưng dứt khoát không phải vì nguyên nhân là cây lúa đã phủ định nó. Hơn nữa, hạt lúa chỉ phát triển hoặc không phát triển thành cây lúa được thôi chứ không thể thành cây khác được là do nội tại nó đã quy định sẵn cho nó từ trước rồi, từ khi chưa có cây lúa...
Theo như đã trình bày thì đối với tôi, cả ba quy luật cơ bản về thế giới tự nhiên khách quan đều sai. Các "ngài" có đồng tình với tôi không?
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>