Thăm Đền Hùng - HaMeoK6

Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Thứ ba, tháng tư 15, 2008)

Ngày giỗ tổ Hùng Vương, xin gửi tới AE chuyến đi “về cội” của tôi hôm rồi nhân dịp "lén" ra Hà Nội chơi.

Trước lễ Giỗ tổ Hùng Vương gần 3 tuần tôi đã tranh thủ “hành hương” lên đền Hùng thăm “các vua Hùng đã có công dựng nước” mà không phải chen vai hích cánh để tỏ lòng thương nhớ. Thật chán cho cảnh đời! Chẳng biết các vua Hùng có thích thú không?

Đường vào khi đó (ngày 22 tháng 2 âm lịch) đã được tôn tạo, sửa sang, chăng cờ, sạch sẽ chuẩn bị cho lễ. Thật ấn tượng ! Xe hơi bị chặn cách chân núi hơn 500m, nhưng đã được cô hàng bán nước và đồ lưu niệm “can thiệp” để được đậu xe ngay chân bậc thang lên đền với lời hẹn sẽ ghé hàng khi về.

đường vào  đền Hùng và ...đường vào đền Hùng và ...
... bắt đầu  500 bậc đá... bắt đầu 500 bậc đá

Từ đây (theo lời giới thiệu miễn phí của mấy tay chụp ảnh dạo) có 500 bậc (không kể các đoạn đường đi xéo xéo) lên đến 3 đền: đền Hạ - đền Trung – đền Thượng.

Đền Hạ: nơi ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ đã chia nhau 100 người con để lên núi / xuống biển. Và hình như nơi đây cũng là nơi 2 ông bà đã “yêu” nhau. (theo người địa phương thì ôLLQ chỉ mang 49 người con lên núi vì 1 người ở lại đây để giữ "chùa")

Đền HạĐền Hạ
Đền TrungĐền Trung

Đền Trung:
bà Âu Cơ đã sinh ra bọc trứng tại đây (tôi đã cố gắng tìm, nhưng không thấy vết tích nơi bà đã đẻ)

Đền Thương: nơi thờ các tổ vua Hùng. Không lẽ ông LLQ với 50 người con chỉ đi lên tới đây và gọi là lên núi (?). Ngay tại đền Thương có 1 am thờ riêng vua Hùng thứ 6 vì ông đã mất tại đây (còn các vua khác thì không biết!).

am thờ vua Hùng thứ 6am thờ vua Hùng thứ 6
đền Thượngđền Thượng

Từ đền Thương, nơi cao nhất của toàn bộ đền Hùng, nhìn xuống thấy cảnh quan vẫn còn được bảo tồn với nhiều cây được sống tự nhiên (tuy cũng chưa già lắm). Cảnh trí rất thơ mộng và thoát tục. Tất cả đều được quét dọn sạch sẽ, trang hoàng vừa phải, không có (hay là chưa có) các dịch vụ làm ô uế nơi này. Tất cả đều toát lên sự chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ hội và gây ấn tượng nhất là chẳng có bất cứ một vết tích nào thể hiện thời đại của các vua Hùng trừ cái Giếng sẽ thấy sau đây. Các đền này đều được xây từ thời Trần.

nhìn xuống Phú Thọnhìn xuống Phú Thọ
nhìn xuống đền Giếngnhìn xuống đền Giếng


Từ đền Thượng bắt dầu đi xuống (có lẽ cũng 500 bậc?). Đến khoảng giữa đường gặp 1 giếng nước – là nơi bà Âu Cơ đã tắm cho các con khi mới sanh. Không hiểu với đoạn đường xa như vậy thì bà mang 100 con đến tắm bằng cácxh nào? Từ đền Trung, theo đường chim bay tới đây cũng khoảng 3 – 400m và phải đi theo triền dốc, không có đường – hay là hồi đó có đường xe ngựa chạy? Tại giếng thấy dân tình ném tiền xuống ào ào (toàn tiền giấy, có lẽ tiền xu lọt xuống giếng rồi – tờ lớn nhất theo tôi thấy là 2000 đồng – hình như là 1 tờ) làm BQL khu di tích phải dựng hàng rào ngăn cách xa giếng và phủ 1 tấm lưới thép lên trên miệng giếng. Theo các cụ đi viếng đền thì ném tiền xuống để xin may mắn cho mình. Nhưng khi hỏi kỹ thì cũng chẳng rõ may cái gì (?). Chớ bà Âu Cơ khi đó đã có xài tiền đâu mà cho?

giếng nước – là nơi bà Âu Cơ đã tắm cho các con khi mới sanh
đền  Giếng
Xuống đến chân núi là đền Giếng, được lập ra để thờ cái giếng đã tắm các vua Hùng (?). Đây chính là nơi Bác Hồ đã ngồi nghỉ chân (vì ngay tôi đi đến thì cũng thấy mệt lắm lắm rồi!) và nói mấy câu bất hủ đã được ghi vào bia đá dựng ngay trước đền.

củ màicủ mài
Trước khi về, không được phép quên ghé hàng nước của cô “dịch vụ” uống vài lon Heineken để đưa mình về thực tại và được cô hết sức mời mua củ mài, thức ăn chính của vua Hùng thời bấy giờ.

Thật là các vua Hùng đã có công và theo lời Bác dậy, thôi thì AE ta phải ráng mà giữ lấy, được chút nào hay chút ấy, còn hơn là chẳng còn gì!



Xem thêm: Giỗ Tổ Hùng Vương - Vài hình ảnh lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ở TCV SG của dachoak7