Chúc Mừng Năm Mới Canh Tý 2020! Thời sự: Bạn Trỗi 2018-2019

BLL Trường cùng đại diện các khóa dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Thiếu Sinh Quân Việt Nam (1949 – 2019)

22/09/2019 - tại Nhà khách Bộ Quốc phòng, số 266 Phố Thụy Khê, Hà Nội (Trạm 66)
Ảnh: Một buổi lễ để lại nhiều cảm xúc, niềm vui và thắm tình đồng đội dù không chung một lớp, không cùng độ tuổi, ở khắp miền của Tổ quốc... Tạ Chính


Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

Tin buồn: bạn Nguyễn Xuân Lộc mất

Bạn Nguyễn Xuân Lộc - K6 Nguyễn Xuân Lộc - K6B11954Mb: 0903 970 483 - Nr: - Cq: - FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006697606789- Email: - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/nguyen-xuan-loc.html - TP HCM - VN - - - 19692018 đã mất tại TP....



Bạn Nguyễn Xuân Lộc - K6

Nguyễn Xuân Lộc - K6

B1
1954

Mb: 0903 970 483 - Nr: - Cq: - FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006697606789- Email: - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/nguyen-xuan-loc.html - TP HCM - VN
- - -

1969

2018


đã mất tại TP. HCM,
ngày 20/6/2024 (Ngày 15 tháng 5 năm Giáp Thìn), thọ 71 tuổi.


(Theo tin từ Meo Ha!)

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Nguyễn Xuân Lộc!




Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

Tin buồn: bạn Phan Đình Nhân mất

Bạn Phan Đình Nhân - K6 Phan Đình Nhân - K619532024Nhân chột 0913.217988 - HN - VN 2CE - Phan Thu Lương K3-C11, Phan Đình Nhân K6 Blog: https://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/phan-inh-nhan.html19672017 đã mất tại Hà Nội, ngày 18/5/2024 (Ngày 11...



Bạn Phan Đình Nhân - K6

Phan Đình Nhân - K6


1953
2024
Nhân chột
0913.217988 - HN - VN
2CE - Phan Thu Lương K3-C11, Phan Đình Nhân K6
Blog: https://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/phan-inh-nhan.html

1967

2017


đã mất tại Hà Nội,
ngày 18/5/2024 (Ngày 11 tháng 4 năm Giáp Thìn), thọ 72 tuổi.
Lễ viếng vào hồi 9h00 ngày 21/5/2024
tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (BV quân y 108), Hà Nội.
Kính mời các bạn K6 đến viếng.

(Theo tin từ Vu Dien Bien!)

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Phan Đình Nhân!




Khóa 6 NVT

Hà mèo Hà Chí Thành Hà mèo 0903 800 763 hameok6@hotmail.com, thanh.hachi@yahoo.com.vn SG 196805/05/2017 (Xem màn ảnh rộng) ...



Thứ Hai, 5 tháng 6, 2023

Gặp mặt K6 HN 03/6/2023

Số 1 Trấn Vũ HN ...


Số 1 Trấn Vũ HN

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

Chuyện tình nơi chiến khu Ba Lòng

Chuyện tình nơi chiến khu Ba Lòng PHẠM THU THỦY TÌNH YÊU NGƯỜI LÍNH SKNC Những kỷ vật về chồng -Đại tá Nguyễn Ấu Thực- được Thiếu tá, bác sĩ Phạm Thị Hồng, nguyên cán bộ Bệnh viện...



Chuyện tình nơi chiến khu Ba Lòng


PHẠM THU THỦY


TÌNH YÊU NGƯỜI LÍNH
SKNC
Những kỷ vật về chồng -Đại tá Nguyễn Ấu Thực- được Thiếu tá, bác sĩ Phạm Thị Hồng, nguyên cán bộ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y lưu giữ cẩn thận. Mỗi lần nhìn lại, bà rưng rưng nhớ về lần đầu gặp gỡ để rồi nên duyên chồng vợ nơi Chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị)...

Yêu từ cái nhìn đầu tiên
Sinh ra và lớn lên ở Cam Lộ (Quảng Trị), khi 14 tuổi (năm 1946), cô bé Phạm Thị Hồng theo anh trai làm cách mạng. Dù nhỏ bé nhưng Hồng luôn là “đầu trò” trong các hoạt động tập thể. Năm 1947, gia đình tản cư về quê hương Lệ Thủy (Quảng Bình), Phạm Thị Hồng được giao phụ trách công tác phụ nữ. Hoạt động năng nổ, một năm sau, bà được kết nạp Đảng. Năm 1952, bà nhập ngũ vào Bệnh viện K42 đóng ở Chiến khu Ba Lòng. Tại đây, bà gặp “một nửa” của mình là bác sĩ Nguyễn Ấu Thực.

20 tuổi, lần đầu vào lán phẫu thuật quan sát và học việc, Phạm Thị Hồng đã chứng tỏ được tư chất của một nhân viên y tế. Ngày ấy, bà ghi nhớ từng thao tác của bác sĩ Thực, cách ông yêu cầu phụ mổ đưa những dụng cụ phẫu thuật với đủ loại khác nhau. Bà không ngần ngại đưa phần chi thể bị cắt do hoại tử của thương binh về nhà xác. Nắm bắt nhiệm vụ, công việc nhanh ngay từ những ngày đầu nên chiến sĩ Hồng đã gây ấn tượng mạnh với bác sĩ Thực. Chẳng thế mà chỉ ít tuần sau đó, cả cơ quan truyền tai nhau về chuyện bác sĩ Thực “quan tâm” đến chiến sĩ Hồng hơn mức bình thường.
Gia đình bác sĩ Phạm Thị Hồng - Nguyễn Ấu Thực năm 1965. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Về phía mình, do còn trẻ và chỉ muốn thực hiện tốt nhiệm vụ nên khi đó bà chưa hề nghĩ đến chuyện tình cảm. Chỉ đến khi nghe những đồn đoán thì chiến sĩ Hồng mới giật mình suy nghĩ về những hành động của bác sĩ Thực. Như lần bà bị sốt rét, bác sĩ Thực đã dành tặng bà hai ống thuốc cuối cùng của mình. Rồi khi bà hôn mê do phản ứng thuốc, ông đã lo lắng cả đêm, đến lúc bà tỉnh mới yên tâm đi làm nhiệm vụ. Có người nói rằng bác sĩ Thực chưa phải đảng viên, bà đã thẳng thắn bày tỏ: “Tôi thấy anh ấy là người làm việc rất tích cực, có chuyên môn tốt. Bây giờ anh ấy chưa là đảng viên nhưng tôi nghĩ anh ấy sẽ sớm trở thành đảng viên!”.

Tuy nhiên, khi ông đặt vấn đề tìm hiểu, bà đã từ chối bởi e ngại ở ngoài Bắc, biết đâu ông đã có vợ con hay người yêu? Vậy là để khẳng định mình hoàn toàn độc thân, bác sĩ Thực mời mấy người bạn cùng vào công tác ở Liên khu 4 đến đơn vị xác nhận với bà. Ít ngày sau đó, bà Hồng nhận được thư của bố - ông Phạm Xuân Chiểu. Lúc ấy, bà mới biết, nhân một chuyến công tác, bác sĩ Thực đã về nơi gia đình bà sơ tán ở Quảng Bình để trò chuyện với bố đẻ của bà. Trong thư, bố của bà cho biết sẽ để bà tự quyết định việc đại sự. Nếu cần, có thể hỏi thêm ý kiến anh rể là Nguyễn Đình Bút đang công tác ở Tỉnh đội.

Trước tấm lòng cũng như sự “tấn công” của bác sĩ Thực, Phạm Thị Hồng dần xiêu lòng. Giống như bà sớm mồ côi mẹ, bác sĩ Thực là tấm gương tự lập, tự học từ năm 10 tuổi khiến bà ngưỡng mộ. Năm 1946, đang học năm cuối Trường Đại học Y Dược Hà Nội (nay là Trường Đại học Y Hà Nội), ông Thực nhập ngũ và xung phong vào Liên khu 4 công tác. Ngày nhận được cái gật đầu đồng ý của bà, bác sĩ Thực sung sướng bày tỏ: “Anh đã yêu em ngay từ lần đầu gặp mặt và mong muốn em sẽ là vợ anh!”.
Bà Phạm Thị Hồng (chính giữa) tại Đại hội đại biểu CCB phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2017-2022. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Tình yêu vừa nảy nở thì bác sĩ Thực được lệnh chuẩn bị sang Lào công tác. Trước khi đi, ông báo cáo tổ chức chuyện của hai người. Được cấp trên ủng hộ cho dời lại ngày lên đường để cưới vợ, ông Thực đã thuyết phục người yêu làm lễ thành hôn.

Ngày 15-7-1953, đám cưới giản dị của họ diễn ra ngay giữa lán thương binh. Đặc biệt là còn có một đôi nữa tổ chức lễ cưới cùng với họ. Chính trị viên Trần Khôn đảm trách nhiệm vụ chủ hôn. Giữa chiến khu rộn vang lời ca, tiếng đàn, các khách mời và cả hai đôi cô dâu, chú rể cùng hòa nhịp trong các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ và tình yêu quê hương, đất nước.

Cuộc trùng phùng bất ngờ
Sau lễ cưới, hai người được cấp một căn lán giữa rừng làm phòng tân hôn. Căn phòng hạnh phúc chỉ có chiếc sạp để ngủ. Ông cũng chỉ ở với vợ vài tháng rồi sang Lào công tác. Trước khi đi, ông hạnh phúc khi vợ báo tin sắp được làm bố.

Dù mang thai nhưng Phạm Thị Hồng không nề hà bất cứ việc gì, tận tình chăm sóc thương binh và tích cực tham gia học tập chính trị. Mang thai đến tháng thứ 6, bà được cấp trên phân công đưa thương binh về tuyến sau rồi về Sư đoàn 325 công tác, một thời gian sau thì về Bệnh viện K43 (tiền thân của Bệnh viện Quân y 4, Cục Hậu cần Quân khu 4 ngày nay) làm việc.

Tháng 6-1954, bà sinh hạ con trai đầu lòng Nguyễn Quốc Thông tại Thanh Chương, Nghệ An. Con được hơn 20 ngày tuổi, một hôm, có hai anh bộ đội vào nhà xin nước uống. Bà sửng sốt nhận ra một trong hai người ấy là chồng mình. Bác sĩ Nguyễn Ấu Thực cũng không ngờ giữa đường công tác lại gặp vợ, mừng hơn nữa là bà đã sinh con thuận lợi. Do điều kiện thời chiến, hai người bặt tin nhau từ ngày ông sang Lào. Cuộc trùng phùng bất ngờ đầy hạnh phúc diễn ra ngắn ngủi. Vì nhiệm vụ, chỉ ở bên vợ con được mấy tiếng, ông lại đi công tác ngay.
Bác sĩ Phạm Thị Hồng tại nhà riêng. Ảnh: KHÁNH AN.

Bà Hồng kể rằng, dù công tác cùng tỉnh Nghệ An nhưng thi thoảng ông mới về thăm nhà. Bà sinh con trai Nguyễn Quốc Thái năm 1956, rồi Nguyễn Quốc Thanh năm 1960, ông cũng vắng mặt. Khó có thể nói hết nỗi vất vả của người phụ nữ một mình nuôi con trong thời chiến, nhưng bà Hồng không một lời than phiền với chồng. Sau này, khi hai người được chuyển ra Hà Nội, rồi cùng về Viện Quân y 103 (nay là Bệnh viện Quân y 103) công tác, họ mới có điều kiện gần gũi hơn. Các con trai học hành giỏi giang, thành đạt khiến ông bà tự hào. Người con cả là tiến sĩ sinh học, hai người con sau là cán bộ cao cấp trong Quân đội. Ông Thực đã mất hơn 10 năm nay. Còn bà Hồng ở tuổi 91 luôn duy trì tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh để giữ cuộc sống của một người già mạnh khỏe, vui vầy bên con cháu.

PHẠM THU THỦY



Nguồn: Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng - Báo Quân đội nhân dân - 15/05/2023

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

Gặp mặt K6 Đà Nẵng 2023

Hà mèo Hà Chí Thành Hà mèo 0903 800 763 hameok6@hotmail.com, thanh.hachi@yahoo.com.vn SG 196805/05/2017 (Xem màn ảnh rộng) ...



Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

Lính Trỗi

Gặp mặt K6 NVT toàn quốc - Đà nẵng 8-9/4/2023 Nguyễn Việt Hoàng Nguyễn Việt Hoàng Hoàng Lao K6 FB Phoenix Phung https://www.facebook.com/tuyetphuong.phung 3AE Nguyễn Việt Hùng K3, Nguyễn Việt Hoàng K6, Nguyễn Việt Hồ K7. Antioch, California,...

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

Tin buồn: bạn Phạm Sơn Lương mất

Bạn Phạm Sơn Lương - K6-7 Phạm Sơn Lương - K6-719542023Mb: 0916 605 181 Viber, 0919.190782 - Nr: 043.5331451 - Cq: - FB: - Email: - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/pham-son-luong.html - HN - VN - Tự do - - 02017...



Bạn Phạm Sơn Lương - K6-7

Phạm Sơn Lương - K6-7


1954
2023
Mb: 0916 605 181 Viber, 0919.190782 - Nr: 043.5331451 - Cq: - FB: - Email: - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/pham-son-luong.html - HN - VN
- Tự do - -

0

2017


đã mất tại Hà Nội,
ngày 25/4/2023 (Ngày 6 tháng 3 năm Quý Mão), thọ 70 tuổi.
Lễ viếng vào hồi 7h00 ngày 27/4/2023
tại Nhà tang lễ BV Đống Đa, Hà Nội.
Kính mời các bạn K6 đến viếng vào 7h30 cùng ngày.

(Theo tin từ BLL K6 - Vu Dien Bien!); BLL K7 Hồ Bàng

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Phạm Sơn Lương!




Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

ĐÀ NẴNG LẦN HAI VÀ LÀ BA LẦN

Gặp mặt K6 NVT toàn quốc - Đà nẵng 8-9/4/2023 Vũ Duy Sơn Vũ Duy Sơn Duy Sơn K6 0915 313 405 https://www.facebook.com/duyson.vu.90/ HN 09/2016 Ba ngày (8-10/4/2023) bình thường như bao ngày trong năm. Ba ngày đó...


Gặp mặt K6 NVT toàn quốc - Đà nẵng 8-9/4/2023



Ba ngày (8-10/4/2023) bình thường như bao ngày trong năm. Ba ngày đó không rung chuyển thế giới mà cũng chẳng ấn tượng cho bất cứ ai thờ ơ vô cảm. Với anh chị em K6 thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi và người viết bài là những ngày đong đầy cảm xúc, tỉnh nghĩa thiêng liêng thày trò cùng bằng hữu.
Đầu năm 2023 sau ba năm “nội bất xuất ngoại bất nhập“ do dịch Covid-19 ban liên lạc K6 quyết định hội khoá. Anh em háo hức mong giờ G. Lâu không gặp mặt, nhớ lắm và cũng thương nhau lắm lắm. Ban liên lạc chọn Đà Nẵng là nơi hội khoá dẫu trước đó, đây đã tổ chức một lần. Lý do đơn giản và thuyết phục. Thày Lê Đức Soạn tuổi 90, nguyên chính trị viên K6 ngụ tại Đà Nẵng. Xin giải thích để ai đó quan tâm hiểu cơ cấu tổ chức nhà trường. Các khoá học gọi đại đội, lớp gọi trung đội. Tiểu đoàn một là khối cấp ba, tiểu đoàn hai khối cấp hai, không có khối cấp một. Trường là đơn vị chịu sự quản lý của Tổng cục chính trị. Chính ủy và hiệu trưởng là thày Bùi Khắc Quỳnh, Nguyễn Hữu Điền (sau là thày Dương Hưng Tuấn). Các thày có quân hàm thượng tá hay trung tá tôi không nhớ. Tóm lại phiên chế tên gọi như quân đội.
K6 có năm lớp tức năm trung đội. Hai thày đại đội trưởng, chính trị viên phụ trách chung. Quân số lớp xáo trộn mỗi năm. Hai trăm trò ít nhất có một năm cùng lớp. Thày Lê Thanh Phong người Nam Bộ mất đã lâu. Thày Soạn tuổi 90 ai biết tiếp theo là gì. Trò 70 đập tay nhau cái bốp OK. Học chung nhau 5 năm hiểu rõ tính nết nhau. Trui rèn trong kỷ luật nhà binh đám trò ni tính tự lập cao, trượng nghĩa và quyết đoán.
Đúng giờ G, sáng 8/4 anh em từ Bắc, Trung, Nam và cả Việt kiều có mặt tại Đoàn an dưỡng 27 (268 Võ Nguyên Giáp Đà Nẵng). Tay bắt mặt mừng chuyện như rang bắp, mày tao chí tớ ồn ã khoảng sân cửa khách sạn. Tuổi 70 quay về ngày thơ dại, chim cò bằng quả ớt chỉ thiên nay cũng vậy. Hơi… bị buồn. Ôn lại những ngày đóng quân, học tập tại Hiệp Hoà, Đại Từ, Quế Lâm, Trung Hà, Hưng Hoá. Mấy nhân viên Đoàn an dưỡng trố mắt há mỏ nghe mấy già GÂN chém gió.
Bữa cơm trưa, anh em gọi nháp cho buổi lễ trọng chiều tối. Đơn giản song đủ chất và… uống ít thôi nhé. Sếp ban liên lạc K6 nhắc nhở. Mấy cao thủ nhìn nhau: ”Cẩn thận… hơi bị thừa“. Hai giờ chiều, đoàn viếng thăm nhà tưởng niệm và ngôi nhà thân sinh anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi (Điện Bàn Quảng Nam). Chiều tối, tắm rửa sạch sẽ quân dung tươi tỉnh (may không gã nào xức nước hoa) xuống trệt dự lễ đại thọ thày Lê Đức Soạn. Mở đầu K6 cất cao bài hát truyền thống Sinh ra trong khói lửa, sáng tác của thày nhạc sỹ Nguyễn Hồng Tuyến. Bạn lưu ý, tại mái trường này chúng tôi học Nhạc, Hội Hoạ, Võ thuật... những môn không bắt buộc của Bộ giáo dục ngày đó. Trưởng ban liên lạc K6 Vũ Điện Biên thay mặt anh em chúc mừng thày đại thọ. Vợ chồng thày phát biểu cám ơn trò K6. Tôi nhớ có câu: ”Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất đời tôi. Các anh chị em K6 tuổi cũng 70 cả rồi không quản đường xa cùng nhiều khó khăn khác vẫn nhớ đến tôi, tổ chức buổi lễ long trọng này…”. Vẫn giọng nói xưa của người dân xứ Quảng. Gặp nhau thày vẫn nhớ trò nào nhại tiếng. Trong số này có Vũ Điện Biên. Thày trò nắm tay nhau cười ngất. Có câu: ”Chửi cha không bằng pha tiếng“ thày trò tháo bỏ. Đây sự bao dung của những tâm hồn đẹp. Phần lễ kết thúc khi đại diện ban liên lạc Nhà trường, K6 và anh Nhơn nguyên phó tư lệnh quân khu V lên tặng hoa cùng lời chúc.
Vào hội, phần xôm tụ nhất trong bất cứ cuộc hội ngộ nào. Bạn tin không? Không tin ngó thời sự trên TV sẽ tin lời tôi nói. Lễ lạt Nhà nước, nguyên nọ nguyên kia khi nào cũng góp mặt. Nhiều gã mặt dạn mày dày dẫu biết dân ghét cay ghét đắng vẫn chường mặt thớt. Tỷ như nguyên kiếm lâm viên, y tá viên “tuần chay nào cũng có nước mắt“. Hai gã bảo nhau: ”Được ăn được nói được gói mang về ngu gì không đến”. Vô sỷ, vô sỷ hết mức.
Hơn trăm gã 70 ồn ã chúc tụng nhau, rượu tuôn như nước suối. Thương mấy cháu chạy đôn chạy đáo phục vụ các đại ca. Mấy gã trêu Biên: "Chúc thọ đọc cả tiểu sử, quá trình công tác. Công đoạn này thường thấy ở đâu ta?” Biên: "Lời chúc được ban liên lạc cân nhắc kỹ. Viết và sửa vài lần mới được vậy”. Tôi góp: “Thêm câu: Do đánh giá không đúng mức công lao thành tích của thày nên đảng viên trung tá Lê Đức Soạn chỉ được nhận…”. Mấy gã cười tủm tỉm. Chả hiểu tụi nó nghĩ gì.
Hỏi cháu nhân viên: "Tụi con nghĩ sao?” Một cháu: "Con thấy ý nghĩa và cảm động lắm ạ. Thày hạnh phúc lắm chú à". Tôi nói: ”Không trân trọng những gì người đi trước làm cho mình là đám vô ơn. Lễ nghĩa thể hiện trong hành động dù nhỏ nhất mỗi cá nhân. Trong gia đình có lời răn:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trong giáo dục thì: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Vậy mà một gã giáo sư kiến nghị bỏ câu “Tiên học lễ, hậu học văn". Mấy đứa có OK? Cả đám: "Gã ni điên. Giáo sư gốc mít". Một cháu rụt rè: "Bài hát mở màn hay quá. Cháu muốn học có được không?” Kéo gã Đà Nẵng bàn giao và trao nhiệm vụ. Có nên cơm cháo gì không. Tiếc rẻ: "Giá mình ở Đà Nẵng”.
Hai mươi ba giờ, cuộc vui kết thúc. Cả đoàn chìm trong giấc ngủ sâu… ngày mai tính tiếp. Sau bữa sáng 9/4 đoàn đi thăm khu tưởng niệm mẹ Thứ và Thánh địa Mỹ Sơn.
Mẹ Thứ là đại diện tiêu biểu cho hàng vạn mẹ Việt Nam anh hùng. Mẹ có mười một người thân (con trai, con rể…) hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tượng đài Mẹ uy nghi, bên dưới là chân dung mười một người con. Khu tưởng niệm rộng, thoáng đãng xứng với sự hy sinh vô bờ bến của Mẹ Việt Nam. Chợt nghĩ: "Cái giá phải trả cho công cuộc Thống nhất đất nước khùng khiếp quá. Với người dân, đây là cuộc chiến nhằm giang sơn thu về một mối Bắc Nam thống nhất. Người ngoài cuộc (các quốc gia trung lập) xem là cuộc chiến ý thức hệ được ủy nhiệm bởi mấy cường quốc (Mỹ, Nga, Tàu cộng). Ý thức hệ, khái niệm mơ hồ, lồng trong nó là dã tâm đen tối các cường quốc. Liệu có con đường khác mà vẫn đạt mục đích?
Thánh địa Mỹ Sơn, công trình kiến trúc kỳ vỹ người Chăm. Nó được UNESCO công nhận di sản thế giới năm 1999. Lặng người trước các toà tháp xây từ thế kỷ IV rồi tự vấn: ”Dân tộc có nền văn hoá rực rỡ, kiến trúc đặc sắc như vậy. Nay họ ở đâu?” Hỏi, cũng là lời cảnh báo người Việt khi đương đầu với hoạ phương Bắc.
Quá trưa kết thúc chuyến du ngoạn đoàn vô Nhà hàng bê thui Cầu Mống. Danh bất hư truyền, ngon bổ rẻ. Địa chỉ cần lưu bộ nhớ, lần sau qua Đà Nẵng thế nào cũng ghé thăm. Ăn đầu bảng trong tứ khoái người Việt. Bạn cần nói rõ nữa không?
Chiều và sáng 10/4 xả trại. Từng nhóm nhỏ, kẻ đi bơi người lang thang thăm thú. Bảo tàng Chăm, chùa Linh Ứng… là địa chỉ nhiều người lui tới. Tôi ngủ vùi dành sức cho chuyến đi Tây Nguyên ngay sau đó. Tây Nguyên, đất phên giậu phía Tây đất nước với bản sử thi Trường ca Đam San nổi tiếng. Tây Nguyên tôi mới ghé Lâm Đồng (Đà Lạt) và Đắc Lắc (Buôn Ma Thuột) địa danh khác chưa hề. Đây cơ hội, không để lỡ. Sau chuyến đi sẽ có đôi dòng chia sẻ và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm khi đi PHƯỢT. Ai có lòng gắng đợi:
Nhà tui hai một Cột Cờ
Ai thương thì đến, hững hờ… cho qua
Kết thúc ba ngày hội khoá K6, anh em ra về trong trạng thái vui vẻ, phấn khích. Cám ơn Ban liên lạc, đặc biệt Nguyễn Kim Hồ người đứng mũi chịu sào lo liệu mọi việc đâu ra đấy. Lần tới tổ chức sẽ là lần thứ tư giao lưu toàn quốc. BỐN LẦN hẳn xôm tụ hoành tráng lắm đây. Nên chọn đâu ta?



Duy Sơn Vũ​ >> Bạn Trỗi K6 - Th7 22/4/2023

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Gặp mặt K6 NVT toàn quốc - Đà nẵng 8-9/4/2023

Lời cám ơn BTC gặp mặt K6 TSQ trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi xin : - Trân trọng cám ơn sự có mặt thầy Lê Đức Soạn và Cô - Trân trọng cám ơn các vị khách quí:...

Lời cám ơn

BTC gặp mặt K6 TSQ trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi xin :
- Trân trọng cám ơn sự có mặt thầy Lê Đức Soạn và Cô
- Trân trọng cám ơn các vị khách quí: đ/c Thiếu tướng Nguyễn Qui Nhơn, nguyên Phó tư lệnh QK5, các khoá 3, 4, 5, 7, 8 TSQ trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi, sinh sống tại Đà Nẵng
- Cám ơn Đại tá Phạm Ngọc Huyên, trưởng đoàn AD27 đã tạo điều kiện tổ chức gặp mặt K6 TSQ trường VHQĐ
- Cám ơn bạn Học K7 đã giúp BTC có nhiều bức ảnh kỷ niệm của K6
- Cám ơn Ban LL miền trung và Tây Nguyên, các bạn K6 sinh sống tại TP Đà Nẵng, đặc biệt là bạn Nguyễn Kim Hồ, đã không quản ngày đêm tiếp đón, sắp xếp nơi ăn chốn ở chu đáo cho chúng ta
- Cám ơn các bạn: Hà Chí Thành, Trần Tuấn Quảng đã đồng tâm hiệp lực với tôi trong BTC để tổ chức thành công cuộc gặp mặt lần này
- Cuối cùng cám ơn tất cả các bạn K6 thân yêu, đã đến dự đông đủ làm nên cuộc gặp mặt và tổ chức lễ mừng đại thọ cho thầy Lê Đức Soạn tháng 4/2023 tại TP Đã Nẵng
Chúc các bạn khoẻ mạnh, mang tình yêu bạn bè lên đường thượng lộ bình an
Hẹn gặp lại K6 thân yêu năm 2024!
Vu Dien Bien
Video Phúc Học K7.


Ảnh chung kỷ niệm gặp mặt 4/2023 - trước cửa chính của Đoàn AĐD 27


Thắp hương tưởng niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi tại quê hương Điện Bàn chiều 8/4/2023
Tại Nhà lưu niệm Anh.


Liên hoan gặp mặt: 18h30-21h00 ngày 08/4/2023, tại Hội trường lớn Đoàn AĐD 27


Lễ mừng thọ thầy giáo Lê Đức Soạn 90 tuổi
Video Fb Thắng Lương


Du lịch ngày 09/4/2023:
Thăm khu tượng đài mẹ Thứ, mẹ VN anh hùng.


Thăm Thánh địa Mỹ Sơn.


Kết thúc gặp mặt: thứ hai, 10/4/2023
Chia tay.

Pages (19)1234567 Trang sau