Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Câu chuyện lịch sử 14

Câu chuyện lịch sử 14

You might also like:
(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Tại sao Nguyên soái Georgy Zhukov đột nhiên “rớt đài”? - Kỳ 1

Một vị tướng từng đánh đông dẹp bắc, đập tan đội quân Quan Đông của Nhật Bản năm 1939, phá tung vòng vây sắt của phát xít Đức năm 1941, thậm chí năm 1957 đã có mặt đúng lúc cứu nguy cho Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev, nhưng rốt cuộc lại tay trắng ra về. Không ai khác, đó là Nguyên soái Georgy Zhukov, người mà chỉ cần nghe thấy tên thì kẻ địch đã bạt vía kinh hồn, nhưng đã không giành được chiến thắng trên mặt trận chính trị.
Kỳ 1. Những ngày tháng vinh quang

Tháng 3/1953, sau khi nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô Joseph Stalin qua đời, không chỉ Nikita Khrushchev mà cả Mikhailovich Molotov (Bộ trưởng Ngoại giao), Georgy Malenkov (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đều muốn “thượng đài chấp chính”. Nhưng cuối cùng, do lôi kéo được Nguyên soái Georgy Zhukov về phía mình, nên Nikita Khrushchev đã giành được ưu thế, sau đó là chiến thắng trước các đối thủ.
Sở dĩ Nikita Khrushchev cần đến Georgy Zhukov là muốn mượn tay vị Nguyên soái này hay đúng ra là lực lượng quân đội để loại bỏ sự lũng đoạn của Phó Thủ tướng thứ nhất, đồng thời là ông trùm lực lượng an ninh và cảnh sát mật Liên Xô, Pavlovich Beria, nhằm củng cố quyền lực. Bởi khi Joseph Stalin còn sống, giữa Georgy Zhukov và Pavlovich Beria đã nảy sinh mâu thuẫn.
Lo sợ sự lớn mạnh của Georgy Zhukov sẽ tạo ra sự uy hiếp đối với mình, Pavlovich Beria đã liệt Georgy Zhukov vào danh sách nhóm quân nhân âm mưu lật đổ chính quyền. Nhưng Joseph Stalin đã không nhất trí với ý kiến loại bỏ Georgy Zhukov của Pavlovich Beria. Thậm chí, Joseph Stalin còn nói thẳng với Pavlovich Beria rằng: “Anh không cần phải gây khó dễ cho Georgy Zhukov. Tôi là người hiểu rõ Georgy Zhukov. Georgy Zhukov không phải là kẻ phản đồ”. Cũng từ đó, mâu thuẫn giữa Georgy Zhukov và Pavlovich Beria đã kết thành mối thâm thù.
Trên thực tế, dưới sự giúp đỡ của Georgy Zhukov, tháng 6/1953, Nikita Khrushchev đã nhổ được “cái gai trong mắt” (tống Pavlovich Beria vào tù với hàng loạt tội danh, trong đó nặng nhất là tội làm gián điệp cho cơ quan tình báo nước ngoài và phản bội cách mạng, đưa ra xử tử ngày 23/12/1953).
Tháng 9/1953, Nikita Khrushchev bước lên đỉnh cao quyền lực. Sau đó khoảng 2 năm, nhờ sự tiến cử của Nikita Khrushchev, Georgy Zhukov được đề bạt làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay Nikolai Bulganin, người vừa nhận chức Thủ tướng Liên bang Xôviết. Tại Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20, năm 1955, Georgy Zhukov được bầu làm ủy viên Trung ương và ủy viên dự khuyết Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao.
Nhưng cũng chính tại hội nghị này, Nikita Khrushchev đã đọc một bài diễn văn mật, phát động phong trào chống tệ sùng bái cá nhân Stalin càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn với Mikhailovich Molotov và Georgy Malenkov, hai người vốn bất đồng với Nikita Khrushchev trong nhiều vấn đề cả về đối nội lẫn đối ngoại. Điều đáng lo ngại là phe bất mãn với Nikita Khrushchev ngày càng chiếm thế thượng phong, âm thầm chuẩn bị mưu đồ bãi miễn chức vụ của người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô của Nikita Khrushchev.
Thượng tuần tháng 6/1957, nhân dịp Nikita Khrushchev dẫn đầu đoàn đại biểu Liên Xô thăm Phần Lan, một số nhân vật lãnh đạo cao cấp của Liên Xô, trong đó có Mikhailovich Molotov, do Georgy Malenkov cầm đầu đã vạch kế hoạch bức cung hoàn chỉnh. Nikita Khrushchev vừa quay trở về Mátxcơva thì được thông báo Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao triệu tập họp thảo luận việc tổ chức lễ kỷ niệm 250 năm ngày thành lập thành phố Leningrad. Nhưng khi Nikita Khrushchev vừa ngồi xuống, Georgy Malenkov đã lớn tiếng phê bình chính sách nội chính, ngoại giao của Nikita Khrushchev.
Tiếp đó, những người trong phe Georgy Malenkov liên tục ra đòn tấn công, phủ nhận hoàn toàn mọi phương châm, chính sách do Nikita Khrushchev khởi xướng, cho rằng Nikita Khrushchev đã đi ngược lại nguyên tắc tập thể lãnh đạo, độc đoán chuyên quyền. Khi phe Georgy Malenkov đưa ra đề nghị biểu quyết bãi miễn chức vụ của Nikita Khrushchev, nhà lãnh đạo này liền kháng nghị: “Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao không có quyền bãi miễn chức vụ của Bí thư thứ nhất, chỉ có Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới có cái quyền đó”.
Trong lúc mọi người tranh cãi quyết liệt, Georgy Zhukov bước vào, nói với những người dự họp: “Một giờ trước khi diễn ra cuộc họp ngày hôm nay, Georgy Malenkov có tìm tôi nói chuyện. Ông ta muốn lôi kéo tôi, muốn tôi đứng về phía ông ta! Cả phòng họp lặng đi. Nikolai Bulganin giữ trách nhiệm chủ trì cuộc họp thấy tình thế trở nên khó khăn đành phải tuyên bố giải tán. Mưu đồ đánh đổ Nikita Khrushchev của phe Georgy Malenkov bị thất bại. Sau đó, dưới sự giúp đỡ của Georgy Zhukov, tại Hội nghị toàn quốc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 22/6/1957, những người thuộc phe Georgy Malenkov đã phải đội chiếc mũ của phần tử phản đảng. Đương nhiên, trong danh sách luận công trọng thưởng, Georgy Zhukov đứng đầu. Từ ủy viên dự khuyết Georgy Zhukov thẳng tiến lên ủy viên chính thức Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, có chân trong số ít những người hoạch định chính sách của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tại sao Nguyên soái Georgy Zhukov đột nhiên “rớt đài”? - Kỳ cuối

Trên chiến trường, Georgy Zhukov đã trở thành huyền thoại. Thậm chí, người ta đã đúc kết lại rằng ở đâu có Georgy Zhukov, ở đó xuất hiện bước ngoặt của chiến sự, Hồng quân Liên Xô chuẩn bị ra đòn tấn công và chắc chắn sẽ giành chiến thắng.
Zhukov (phải) và Stalin.
Trên vũ đài chính trị, Georgy Zhukov cũng đã lên tới đỉnh cao danh vọng - có mặt trong số ít những người hoạch định chính sách của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tuy nhiên, khi leo lên đỉnh cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu xuống dốc. Sự đời vẫn chảy trôi như vậy và nó không đặt Georgy Zhukov ra ngoài vòng điều chỉnh.
Ngày 4/10/1957, Georgy Zhukov rời Mátxcơva tới cảng Sevastopol, sau đó lên tầu tuần dương Kuibyshevazot bắt đầu chuyến thăm chính thức Nam Tư và Anbani. Georgy Zhukov vừa khởi hành, Nikita Khrushchev cũng lập tức kết thúc sớm kỳ nghỉ dưỡng ở Crimea, quay trở về Mátxcơva, rồi vội vã đến quân khu Kiép. Tại đây, Nikita Khrushchev sử dụng mọi phương thức có thể để làm cho các tướng lĩnh quân khu Kiép hiểu được rằng Georgy Zhukov sắp bị bãi miễn chức vụ.
Ngày 25/10/1957, Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao thông qua Nghị quyết đưa vấn đề làm thế nào tăng cường công tác chính trị, tư tưởng cho lực lượng lục quân và hải quân vào nội dung thảo luận tại kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức sau đó 3 ngày.
Những người nhận được thông báo dự họp đều ngầm hiểu với nhau rằng việc Georgy Zhukov “rớt đài” sắp điểm. Quả thật, tại cuộc họp ngày 28/10/1957, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã nghiêm khắc phê bình Georgy Zhukov. Về phần Nikita Khrushchev, trong bài phát biểu của mình đã không còn úp mở, vạch thẳng mặt chỉ thẳng tên: “Cần phải có biện pháp kiên quyết giải quyết vấn đề đồng chí Georgy Zhukov. Bất cứ ai nếu không phục tùng lợi ích của đảng, đảng sẽ không khoan thứ, cho dù người đó công trạng có lớn tới đâu. Điều này cần trở thành một nguyên tắc trong sinh hoạt đảng”.
Sau đó, theo trình tự đã định, Georgy Zhukov bị bãi miễn mọi chức vụ, được cho “ngồi chơi xơi nước” ở nhà cho tới lúc trở về với cõi vĩnh hằng (năm 1964, Brezhnev lên thay Nikita Khrushchev, Georgy Zhukov cũng không được sử dụng trở lại).
Trong cuốn hồi ký sau này của mình, Nikita Khrushchev cũng chỉ rõ sau khi đánh đổ tập đoàn Mikhailovich Molotov, Georgy Malenkov xong, Georgy Zhukov nắm trong tay quyền lực quá lớn. Điều này bắt đầu làm cho các nhà lãnh đạo cao cấp của Liên Xô lúc bấy giờ lo lắng không yên. Họ cho rằng, Georgy Zhukov đang có mưu đồ đoạt quyền soán vị. Liên bang Xô viết đang đứng trước nguy cơ chính biến quân sự. Trong 36 kế, chặn trước vẫn là hơn và thế là họ đã ra tay.
Tuy nhiên, đó chỉ là cách Nikita Khrushchev biện hộ cho việc gán ghép tội danh cho Georgy Zhukov. Bởi thực tế cho thấy, nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày chiến thắng phát xít (tháng 5/1995), Georgy Zhukov đã được tuyên bố vô tội và vị anh hùng có công lớn giúp loài người thoát khỏi thảm họa diệt chủng này một lần nữa lại ngời sáng trong những trang lịch sử chống phát xít.
Không chỉ có vậy, nhiều học giả còn dày công nghiên cứu nhằm bác bỏ những cáo buộc ác ý nhằm vào vị Nguyên soái vĩ đại này. Trên cơ sở những tư liệu xác thực, nhà sử học Aleksey Asayev đã chứng minh được rằng Georgy Zhukov không phải là vị tướng “nướng quân”, phung phí tính mạng cấp dưới. Bởi từ mệnh lệnh đầu tiên tới mệnh lệnh cuối cùng, bao giờ Georgy Zhukov cũng nhấn mạnh tới yêu cầu hạn chế tối đa tổn thất về người và ông đã “xạc” rất nghiêm khắc những chỉ huy để cho đơn vị mình chịu nhiều thương vong.
Bên cạnh đó, Georgy Zhukov còn đưa ra những chỉ dẫn cụ thể, sát thực giúp các cấp chỉ huy giảm thiểu tổn thất binh lực. Thống kê cho thấy, tại tất cả các mặt trận và trong tất cả các chiến dịch mà Georgy Zhukov đã chỉ huy hoặc chỉ đạo, thiệt hại tính theo phần trăm trên số quân thường thấp hơn so với các tướng lĩnh Xô viết khác, kể cả so với Nguyên soái Konstantin Rokossovsky, người thường được nêu như một ví dụ ngược lại với Georgy Zhukov. Nhiều khi, sự khác nhau đó lên tới hàng chục phần trăm. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà Georgy Zhukov thường được tung tới những chiến trường gay go, phức tạp nhất. Bằng tài cầm quân và “tầm cỡ” của mình, Georgy Zhukov không chỉ giúp Hồng quân Liên Xô giảm thiệt hại, mà còn biến thảm họa ít nhất cũng trở thành “không chiến bại”, vô hiệu hóa những mối đe dọa, tiến tới lật ngược thế cờ.
Minh Thành (Tổng hợp)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Bạn k6 thăm rừng Sác

Hôm rồi mấy bạn k6 (2 từ HN, 2 ở SG - 2 tên Thắng, 2 họ Hà) rủ nhau đi rừng Sác thăm chiến khu Đoàn 10 Đặc công.


(Xem màn ảnh rộng)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

SIÊU QUẦN 2




(Đại Chúng sưu tầm trên NET)



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Ngôn và luận, bài 3/d

N-L 3/d

(Tiếp theo N-L 3/c)


Thêm một vài ý nghĩ rời rạc, "không giống ai":
+ Một trong những biểu hiện phổ biến nhất, được rút ra từ vận động vật chất trong thực tại khách quan là tính tương tự. Ví dụ: hầu như tất cả các hệ thống vĩ mô tồn tại độc lập tương đối trong Vũ Trụ đều có dạng dẹt, vận động nội tại theo phương thức xoáy, nghĩa là có một thực thể "đầu đàn" đóng vai trò làm trung tâm cho các thực thể còn lại (gọi là những hành tinh) quay quanh nó (trên (xấp xỉ!) cùng một mặt phẳng quĩ đạo). Người ta gọi đó là những hệ hành tinh mà Hệ Mặt Trời là một trong số đó. Trong thế giới vô cùng nhỏ cũng tương tự như vậy. Điển hình là các nguyên tử: nội tại của chúng gồm hạt nhân (hợp thành từ các nuclêon) đóng vai trò trung tâm và "quay" quanh nó là các điện tử (đóng vai trò là những hành tinh). Dù sự "quay" của các điện tử quanh hạt nhân, do ở tầng không gian vi mô bị hạn chế về số lượng phương chiều và hơn nữa, tính ơclít đã bị vi phạm (đây là ý riêng, suy đoán rút ra từ "báo cáo" của các kết quả thí nghiệm vật lý vi mô, chứ vật lý hiện đại chưa chính thức khẳng định!) nên không còn thể hiện xác định tính quĩ đạo và đồng thời cũng không thể hiện sự tồn tại mặt phẳng quĩ đạo chung, thì trong một khuôn khổ qui ước mở rộng nhất định, vẫn có thể gọi nguyên tử nào đó là một hệ hành tinh (đúng nghĩa)...Xét về tính lý tưởng thì chủ nghĩa cộng sản cũng tương tự con lắc toán học (đừng vội phì cười vì trong hình học tôpô sự so sánh tương tự còn khập khiễng hơn nhiều nhưng...đố ai cười được!). Nếu lực ma sát đã là nguyên nhân cơ bản "cấm" con lắc toán học xuất hiện trong hiện thực, thì "lực cản" nào đã cấm hình mẫu xã hội cộng sản trở thành hiện thực? Có thể tạo ra trong hiện thực một con lắc (con lắc vật lý) hoạt động điều hòa như con lắc toán học bằng cách bù lực hợp lý cho nó. Vậy, cần phải bổ sung một cách hợp lý cái gì để một xã hội có cấu trúc như hình mẫu xã hội theo lý tưởng cộng sản hoạt động được suông sẻ và lâu bền trong hiện thực?

+ Nhớ lại, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết đang là một quốc gia hùng cường (thực sự) nhất nhì thế giới thì bỗng "đùng một cái" tan rã nhanh chóng và dễ dàng đến nỗi không một ai, kể cả những nhà phân tích tình hình sắc sảo nhất của đương thời đó có thể ngờ được. Nhưng rõ ràng đó không thể là biến cố thuần túy ngẫu nhiên, mà là kết quả của cả một quá trình tích tụ ngày càng lớn những mâu thuẫn không dung hòa được và cũng không khắc phục được giữa ý chí tạo dựng xã hội xã hội chủ nghĩa trong hiện thực và những vấn nạn nảy sinh, phát tác dai dẳng trong thực tại đời sống xã hội như một căn bệnh không có thuốc đặc trị. Từ ngày Nhà nước (cộng sản) Liên Xô tiêu vong cho tới nay, đã có nhiều công trình lý luận nghiệm túc mổ xẻ, nghiên cứu tỉ mỉ nhằm tìm ra câu trả lời xác đáng nhất vì sao sự sụp đổ đó lại có thể xảy ra và xảy ra theo cái cách "oái oăm" như thế. Trên báo Nhân Dân (điện tử) có bài viết mang tựa đề: "Những bài học từ sự sụp đổ của Đảng cộng sản Liên Xô". Có lẽ đó là "bản tổng kết" có hệ thống, đầy đủ và súc tích nhất của các nhà mácxít Việt Nam về những nguyên nhân dẫn đến sự tiêu vong nhà nước cộng sản đầu tiên trên thế giới. Cụ thể, bài viết đó chỉ ra 4 nguyên nhân cơ bản (tôi tóm lược lại) sau đây:
  • Vi phạm nguyên tắc cơ bản là "Tập trung dân chủ" trong xây dựng đảng và hoạt động của đảng.
  • Phạm sai lầm trong nhận định chính trị-kinh tế dẫn đến sai lầm trong hoạch định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở từng thời kỳ nhất định theo như học thuyết Mác-Lê chỉ ra.
  • Sự tồn tại tầng lớp cộng sản chóp bu được hưởng đặc quyền đặc lợi, nạn tham nhũng, tha hóa đạo đức trong nội bộ đảng, trong bộ máy công quyền làm giảm mạnh lòng tin của nhân dân vào chế độ.
  • Sự công phá của các thế lực thù địch từ bên ngoài bằng con đường gọi là "diễn biến hòa bình".

+ Quan sát từ góc độ khác, bốn cái gọi là nguyên nhân nói trên cũng chính là những tồn tại có tác động trực tiếp làm lung lạc tinh thần của đại chúng Liên-Xô, làm cho đại chúng Liên-Xô dần trở nên ngày càng chán nản, bất mãn, mất niềm tin vào chế độ trước một thực trạng xã hội đầy ảm đạm đồng thời chứa chấp nhiều khiên cưỡng, khắc kỷ, trái khoáy, bộc lộ ra những hiện tượng phi lý, bất công đến mức độ thành vấn nạn xã hội. Từ đó tất yếu phải nảy sinh trong lòng xã hội Liên-Xô mà chủ yếu là trong tầng lớp nhân sĩ, trí thức, kể cả trong guồng máy lãnh đạo cấp cao, sự nung nấu chín muồi dần về một cuộc cải cách toàn diện xã hội. Mầm mống tạo nên tiền đề của sự nung nấu ấy nếu không xuất hiện từ thời Lênin thì cũng vào thời Xtalin, trong giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ 2. (Cuộc chiến tranh vệ quốc đã xóa nhòa tất cả những mầm mống đã bắt đầu phát lộ ấy!...). Nhưng câu hỏi đặt ra là cải cách toàn diện xã hội theo hướng nào và như thế nào? Quá trình mấy chục năm xây dựng một xã hội theo hình mẫu của chủ nghĩa cộng sản và thực trạng đời sống vật chất- tinh thần xã hội mà công cuộc xây dựng đó đạt được, đã phô bày ra mâu thuẫn lớn, vô hình dung, làm cho lý tưởng cộng sản dần trở thành như một thứ giáo điều mà bộ phận lãnh đạo chóp bu của Đảng cộng sản Liên-Xô hơp thành như một giáo hội độc đoán, chuyên quyền, được điều hành bởi những kẻ đạo đức giả, luôn hô hào, rao giảng những tín điều của thứ giáo điều ấy cho đại chúng sống đạm bạc, trong khi vẫn giành cho mình những đặc quyền, đặc lợi, cuộc sống trong nhung lụa, vinh hoa phú quí. Chính điều đó đã làm cho đại chúng Liên-Xô không những chán ghét Đảng cộng sản Liên-Xô mà còn mất hết niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, đồng thời lại thấy ở xã hội tư bản phương Tây những điều mà họ mơ ước. Trong bài viết trên báo Nhân Dân (điện tử) đã nêu ở trên, có đề cập đến một sự kiện, đó là trước khi Đảng cộng sản Liên-Xô (chính thức!) tan rã, đã có một cuộc điều tra dân ý với câu hỏi: "Đảng cộng sản Liên-Xô đại diện cho ai?", và kết quả tổng hợp câu trả lời là:
- Đại diện cho công nhân : 4%
- Đại diện cho nhân dân Liên-Xô : 7%
- Đại diện cho toàn thể đảng viên : 14%
- Đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước: 75%

Như vậy, có thể thấy chính quá trình vận động trong thực tế mấy chục năm của xã hội Liên-Xô đã làm hình thành nên trong tinh thần của đại chúng Liên-Xô nỗi bức xúc ngày càng gay gắt đòi hỏi phải có một cuộc cải tổ xã hội (hoặc có thể dùng thuật ngữ "đổi mới") sâu rộng có tính căn cơ và tất nhiên là theo xu hướng khắc phục tình trạng bao biện, chủ quan duy ý chí, độc đoán, lộng quyền trong sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên-Xô, cũng như tình trạng quan liêu, giáo điều, khiên cưỡng, bảo thủ, cửa quyền trong sự điều hành của Nhà nước Liên-Xô. Đến đây, có thể rút ra nhận định rằng, sự xuất hiện M. Goorbachốp và B. Enxin, hai cá nhân chủ yếu và nổi bật trong việc trực tiếp làm tan rã Đảng cộng sản Liên-Xô cũng như làm sụp đổ nhanh chóng nhà nước Liên-Xô, vừa là một ngẫu nhiên "xui xẻo", vừa là một tất nhiên về mặt tư tưởng, được hun đúc nên từ chính những suy tư, trăn trở trong suốt gần nửa thế kỷ thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (không thành công) của Đảng cộng sản và Nhà nước Liên-Xô. Nói cách khác, cải cách theo hướng "cởi mở" là yêu cầu bức thiết và cũng (sẽ) là "bước đi" mang tính tất yếu trong sự vận động của xã hội Liên-Xô (và cả hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung!). M. Goorbachép là người thức thời nhận biết được yêu cầu đó và cũng là người được đại chúng Liên-Xô kỳ vọng, giao cho trọng trách trực tiếp thực hiện yêu cầu đó trong thực tiễn. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi nhận thức có tính thời đại và có thể là cả sự lũng đoạn của bầu không khí chính trị đã bị "ngộ độc" ở Liên-Xô, mà Goorbachốp đã không có đủ lý trí để thấu tỏ được bài học quí báu của lịch sử, đã không tỉnh táo để cảm nhận được cái đẹp bản chất của chủ nghĩa xã hội và cái xấu bản chất của chủ nghĩa tư bản, đã không hiểu rằng những hiện tượng tiêu cực, suy đồi đạo đức là có tính phổ biến của xã hội loài người chứ không phải là riêng có của xã hội theo thiết chế nhà nước cộng sản, do đó đã "buông lơi" chuyên chính (thứ mà nhà nước theo thiết chế nào cũng phải chú trọng duy trì để bảo vệ chế độ), "thả rông" tự do, dân chủ quá trớn (những thứ mà nhà nước theo thiết chế nào cũng phải khống chế chúng trong một phạm vi, mức độ hạn định bằng chuyên chính, nếu muốn xã hội ổn định, không xảy ra hỗn loạn, và hơn nữa, có được tự do, dân chủ đúng nghĩa, đích thực!), cho nên đã thực thi "cởi mở" một cách vô lối, "tuốt tuồn tuột" đến độ...vô chính phủ, làm tan rã nhanh chóng Liên-Xô, tạo điều kiện thuận lợi có một không hai cho toàn xã hội Liên-Xô trở lại sống dưới chế độ tư bản chủ nghĩa - cái chế độ (cho đến nay về cơ bản vẫn vậy) mặc nhiên ưu tiên đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi cho cá nhân (nhân quyền), nhất là đối với những chủ tư bản mạnh, hơn hẳn sự đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng (dân quyền), nhất là đối với những kẻ nghèo hèn, nghĩa là "hô hào" bình đẳng, bác ái nhưng trong thực thi vẫn dựa trên cơ sở...thiếu bình đẳng, thiếu bác ái (nên cũng tạo ra tâm lý xã hội tôn thờ đồng tiền thái quá, coi đồng tiền là chìa khóa vạn năng (mà cũng đúng thật!) giải quyết mọi mưu cầu, mọi vấn đề mắc mứu trong xã hội, từ đó kích thích lòng tham-sân-si của con người lên cao độ (nhiều khi đến mù quáng) và như thế, cũng coi như dung túng tiềm tàng nhiều mầm mống bất công, nhẫn tâm luôn "nảy lộc vươn chồi " ra mọi lúc, mọi nơi), đó là cái chế độ mà nhân dân Liên-Xô đã từng trải nghiệm nên đã tin theo Đảng cộng sản Liên-Xô, tốn biết bao công sức, máu xương chối bỏ nó và xây dựng xã hội theo chế độ cộng sản (có bản chất hoạt động lý thuyết là chủ đích và trực tiếp vì quyền lợi của toàn dân (dân quyền) rồi thông qua đó mà (gián tiếp) cũng vì nhân quyền). Qua đó mà thấy, Goorbachốp đã không những không thỏa mãn được kỳ vọng của đại chúng Liên-Xô để có cơ may là "nhà cải tổ vĩ đại" như ông ta từng "tự sướng", mà còn trở thành tội đồ phá tan mọi thành quả tốt đẹp đã đạt được trong thực tế (dù còn nhiều hạn chế phải khắc phục!) của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (dù chưa thành). Nếu giả sử rằng, Goorbachốp là Lênin, hoặc thấu tỏ được cái ẩn chứa sâu xa có ý nghĩa như một nguyên tắc cơ bản (có tên gọi là "Chủ nghĩa tư bản nhà nước") trong chủ trương "Chính sách kinh tế mới" (gọi tắt là "NEP") của Lênin kiệt xuất (vì chỉ có kiệt xuất mới đủ trí lực hiểu được ý kiến còn khái lược trước đó của thiện tài (của Mác) và đưa ra chủ trương ấy, trong thời buổi bấy giờ!) để lấy đó làm cơ sở vận dụng, đề ra nội dung cải tổ trong tình hình mới, thì sự thể chắc là sẽ rất khác hiện nay, theo hướng tốt đẹp hơn nhiều. Nhưng...than ôi!

+ Sau đây là nhận định trong "Lịch sử thế giới hiện đại" (NXB Giáo Dục-2006, Nguyễn An Thái chủ biên):
"Với những biện pháp của Chính sách kinh tế mới, Lênin đã chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi về căn bản các nhận thức, quan niệm trước đây về chủ nghĩa xã hội. Đó là sự chuyển hướng chiến lược từ quá độ trực tiếp sang quá độ gián tiếp, từ từ, từng bước một, kiên trì tìm tòi những bước đi thích hợp, vừa tầm đi tới chủ nghĩa xã hội. Lênin đòi hỏi phải áp dụng những biện pháp cần thiết là thỏa hiệp với nông dân, tự do buôn bán, mở rộng thị trường, sử dụng quan hệ hàng hóa-tiền tệ...vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Phát triển sức sản xuất, chuyển từ ảo tưởng "kế hoạch hóa tập trung, phân phối trực tiếp bằng hiện vật" sang thực thi kinh tế hàng hóa-thị trường, phát triển dân chủ và củng cố vai trò chính trị của Đảng...". (Những chữ in nghiêng, đậm là tôi nhấn mạnh-nv).
Ngày nay nhìn lại, chính Lênin là người đầu tiên nêu lên một cách cụ thể ý tưởng "xây dựng và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Tiếc rằng Lênin mất quá sớm, và Xtalin đã không thấm nhuần được tư tưởng đúng đắn đó của ông.
+ Như đã nói, bốn nguyên nhân cơ bản nêu trên (có lẽ gọi là bốn duyên cớ trực tiếp nghe hợp lý hơn?) cũng là bốn tồn tại hủy hoại tinh thần xã hội dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Liên-Xô. Theo nguyên lý nhân quả thì bốn tồn tại đó phải có nguyên nhân tạo ra chúng. Trong bốn tồn tại đó, tồn tại thứ tư (tác động "diễn biến hòa bình") có nguyên nhân ngoại lai và thứ yếu (vì đối với một "cơ thể xã hội" lành mạnh thì tác động đó không thể gây nguy hại gì), nên không cần chú ý đến. Ba tồn tại còn lại rõ ràng có nguyên nhân phát sinh ngay trong nội tại xã hội mà chủ yếu là trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng cộng sản và Nhà nước Liên-Xô, Dễ thấy ngay, tồn tại thứ nhất do ý chí cá nhân độc chiếm độc tôn quyền lực lãnh đạo gây ra. Tồn tại thứ hai một phần do tồn tại thứ nhất, phần lớn hơn do chưa nhận thức được luận điểm đóng vai trò là một nguyên lý cơ bản về xây dựng chủ nghĩa xã hội nêu trên của Lênin. Tồn tại thứ ba do ý chí củng cố, tự vệ quyền lực cá nhân, đồng thời với nạn tham quyền cố vị, thèm khát danh lợi gây ra. Như vậy, chung qui lại, cả ba tồn tại, xét cho cùng, đều do ý chí chủ quan của con người, hay nói chính xác hơn, do lý trí bị đầu độc đến mê quáng bởi bản tính tham-sân-si (có nguồn gốc từ tự nhiên, "thường trú" một cách (gần như!) cố hữu trong tâm hồn con người) gây ra.

+ Nói thêm và ngắn gọn về tham-sân-si. Bản năng sinh tồn làm xuất hiện tính tham. Tính tham đã biểu hiện với mức độ mờ-tỏ nào đó ở các giồng loài sinh vật chưa có tư duy, và rõ nhất là ở những động vật có thần kinh bậc cao. Ở loài động vật có tư duy trừu tượng (loài người), sự hồi ức và suy diễn làm cho tính tham trở nên đặc biệt sâu sắc và (tạm gọi là) cuồng nhiệt, "đeo đẳng" dai dẳng trong tâm hồn con người và luôn hối thúc "cái tôi" thỏa mãn nó. Có thể dùng thuật ngữ "thèm khát danh lợi" để nói về cái tham đặc thù, được hình thành nên từ sự "kết hợp" giữa bản năng với ý thức, có gốc tồn tại sâu trong tiềm thức và do đó, chỉ ở loài người mới có. Vì có cái tham và ý chí thỏa mãn cái tham ấy mà cũng "dễ bề" xuất hiện cái "sân" (ích kỷ, ghen ghét, ganh đua, tranh dành...) ở mỗi con người, và mọi bất công, đau thương, khốn khổ do con người gây ra cho con người trong xã hội ( nghĩa là trong cả tình cảm máu mủ ruột thịt, trong cả tình yêu lứa đôi) đều từ đó mà ra cả. Vì tham-sân "dính líu" đến bản năng (có tính tự phát, mù quáng) nên không thể tiệt trừ tuyệt đối được, nhưng vì "dính líu" đến cả ý thức (có tính tự giác, tỏ tường) nên có thể tiêu trừ tương đối được. Tuy nhiên, muốn tiêu trừ tham-sân hoặc chế ngự tham-sân ở mức độ (nào đó được qui ước là) hợp lý thì ý thức phải thực sự thông tuệ, thực sự thấu suốt về nhân tình thế thái (cực khó để đạt được như thế đấy nhé!!!), mà trong Đạo Phật trạng thái ý thức ấy được gọi là "giác ngộ", hơn nữa là "đại ngộ". Ý thức khó đạt đến chí lý, chí tình được là vì sự ngăn cản, "quậy phá" (ngay từ đầu!) của hai yếu tố chính yếu: trình độ nhận thức về tự nhiên-xã hội-nhân sinh và chính cái tham cố hữu trong lòng người. Một ý thức chưa thực sự giác ngộ thì có nghĩa vẫn còn mê muội, lầm lạc, hay nói như Đạo Phật là còn bị "si". Vậy thì cái si cũng là vốn có ở mỗi con người nhưng nó ở trạng thái "yếu" hay "mạnh" lại là do tình thế cuộc sống và tinh thần xã hội chi phối. Chẳng hạn, trong xã hội có năng lực chế tác to lớn, tự do sản xuất hàng hóa (xã hội tư bản), tất yếu dẫn đến cạnh tranh thị trường với mọi thủ đoạn có thể để tiêu thụ mà phương thức cơ bản nhất, chính yếu nhất là kích thích tiêu dùng, nghĩa là khuyến dụ ý thức đã si càng...si hơn nữa (!) bằng quảng cáo (quảng cáo tràn lan rõ ràng là lợi bất cập hại!). Ý thức như thế nào thì ý chí (chủ đích tự giác của trí não về chân lý, về đúng-sai, muốn đạt tới) như thế. Nếu quan niệm lý trí là tư đuy đã đạt đến thuần túy khách quan (nghĩa là chí lý) thì ý chí là lý trí vẫn còn bị lũng đoạn bởi nhận thức còn hạn chế bởi cảm tính chủ quan, "vướng víu" bản năng đầy bảo thủ của con người. Mức độ si của ý thức qui định mức độ tham-sân và khi ý thức lạc đến si cuồng thì tham-sân sẽ bùng phát vô lối đến cao độ, thậm chí đến...vô độ lượng. Lúc đó, ý chí sẵn sàng bất chấp luân thường đạo lý, sẵn sàng thực hiện mọi thủ đoạn đê hèn cũng như độc ác nhất. Và một khi ý chí ấy ở địa vị lãnh đạo (nghĩa là nắm được quyền lực nhất định) thì...thôi rồi!!! Như vậy, qui kết lại, con người gây ra khốn khổ, đau thương cho đồng loại trong xã hội là tại tham-sân-si thái quá với vai trò "đầu tàu" là "đồng chí" si - sự mê muội, lầm lạc, và sự mê lầm này rốt cuộc, theo Đức Phật là do vô minh (không biết, chưa "đốn ngộ").

+ Theo truyền thuyết, có lần một người hỏi Đức Phật Thích Ca về nguồn gốc của vô minh, ngài đã im lặng, không trả lời. Lúc đó ngài biết nhưng không muốn trả lời hay thực ra là ngài cũng không biết? Nghi vấn đó còn tồn tại đến ngày nay. Không nên hiểu khái niệm vô minh của Đức Phật chỉ theo nghĩa hẹp như là sự ngu dốt, thiển cận thông thường mà phải hiểu như là sự hạn chế về khả năng nhận thức nói chung, có tính phổ biến của con người về tự nhiên-xã hội-nhân sinh, và khả năng nhận thức này là có tính thời đại, tùy thuộc vào mức độ tri thức của xã hội ở từng thời đại. Phải chăng vì chưa thấu tỏ được nguồn gốc của sự vô minh về cõi nhân sinh, về bản chất chung của con người cho nên lý tưởng của Phật Giáo về một xã hội không còn tham- sân- si, nghĩa là mọi khổ đau cũng không còn, dù có vẻ rất đẹp đẽ và giàu tình nhân ái, vẫn chỉ là ảo tưởng hão huyền? Và tương tự, cũng vì lý do đó mà dù vạch ra con đường chủ động hơn, sát thực hơn thì lý tưởng cộng sản cùng với hình mẫu xã hội xã hội chủ nghĩa của nó cũng chưa thể thành hiện thực được trong thời đại ngày nay, thậm chí là trong một tương lai không gần (không có nghĩa là xa!)? Nhưng không phải vì thế mà chối bỏ lý tưởng cộng sản trong việc định hướng xây dựng và phát triển xã hội!!!

+ Tiền đề lý luận của chủ nghĩa cộng sản là triết học duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư của Mác. Nếu cho rằng có một nguyên nhân sâu xa duy nhất- nguyên nhân tối hậu của mọi nguyên nhân- làm cho hình mẫu xã hội cộng sản còn lâu nữa mới có cơ may trở thành hiện thực được, và muốn phát hiện ra nó, thì khả năng duy nhất là phải xem xét kỹ lại hai luận thuyết đó, mà bước đầu tiên tất nhiên là phải xác định lại tính thỏa đáng (mức độ đúng-sai) của những khái niệm, quan niệm nền tảng như: nhà nước, giai cấp, bóc lột thặng dư sức lao động...Dưới đây là vài suy lý phản biện (nêu ra làm thí dụ để tham khảo chứ chưa chắc đã đúng!).

+ Một trong những nguyên lý cơ bản nhất của tự nhiên là nguyên lý nhân-quả. Nội dung của nguyên lý này nôm na là, không gì có thể xuất hiện ra được từ sự không có gì (!), nghĩa là cái gì đó sinh ra sau bao giờ cũng là thành tạo thông qua quá trình vận động, tương tác, chuyển hóa, đúc kết của những cái có liên quan và đã được sinh ra trước đó. Xét về mặt vật chất và vận động thì "máu thịt" và "sự sống" của cái mới chỉ có thể là sự "tích hợp", "cấu thành" nào đó từ "máu thịt" và "sự sống" của những cái cũ. Chính vì thế mà quá trình nhân-quả cũng đồng thời là quá trình mang tính kế thừa-tân tạo (gọi chung là sáng tạo cho gọn!): kế thừa để sáng tạo và sáng tạo trên cơ sở kế thừa. Quá trình nhân-quả là quá trình tự nhiên (dù có nhân tạo đến mấy thì xét cho cùng tận vẫn là thiên tạo!!!), xét ở góc độ khách quan nhất là không phát triển mà cũng không suy tàn. Chỉ khi qua tư duy nhận thức và chủ quan qui ước dựa trên một cơ sở nhất định nào đó mới có thể đánh giá một quá trình nhân-quả nào đó là đúng hay sai, tốt hay xấu, phát triển hay suy tàn (mà thực ra cũng tương đối thôi chứ không thể dứt khoát được!). Suy ra từ luận đề đó sẽ có nhận định: lịch sử xã hội loài người là một quá trình luôn đổi mới trên cơ sở kế thừa, và sự đổi mới ấy cho đến nay là luôn trong xu thế phát triển nếu xét về trình độ nhận thức, năng lực chế tác cũng như mức độ tinh vi của những thành quả nhân tạo ( còn nếu xét về mặt tiến hóa sinh học hay về mức độ đày đọa, giết chóc lẫn nhau trong nội bộ loài...thì chắc gì đã phát triển(?), thậm chí nhiều khi chỉ có thể nói không suy tàn thì cũng...suy đồi!). Mác là người trên cơ sở kế thừa và sáng tạo quan niệm về tự nhiên của Hêghen, đã đề xướng ra ba qui luật cơ bản của vận động vật chất (qui luật lượng đổi thì chất đổi và ngược lại, qui luật mâu thuẫn, qui luật phủ định của phủ định) và cho rằng mọi quá trình nhân- quả đều vận động tuân theo ba qui luật này. Trong ba qui luật đó, qui luật mâu thuẫn (hay còn gọi là qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) đóng vai trò "xương sống", nòng cốt. Theo Hêghen, mâu thuẫn là một tồn tại vốn dĩ (sẵn có "từ trước"), đóng vai trò là nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát triển. Ông khẳng định: "Mâu thuẫn là cái làm cho thế giới vận động", "là nguyên tắc của mọi sự tự thân vận động", hơn nữa, "một cái gì đó là có sự sống, chỉ bởi vì và chỉ trong chừng mực cái đó chứa mâu thuẫn trong bản thân nó, đồng thời, nó là một lực lượng có khả năng can thiệp vào mâu thuẫn đó trong bản thân nó, và có khả năng chịu đựng cũng như vượt qua mâu thuẫn đó". Nếu thừa nhận rằng (và không thể không thừa nhận được!), mọi quá trình vận động (được thấy!) có khởi đầu và kết thúc đều phải tuân theo nguyên lý nhân-quả, và ngược lại, sự qui định của nguyên lý nhân-quả làm cho mọi tồn tại (được thấy!) xuất hiện (trong vũ trụ) trước sau gì cũng phải tiêu vong, thì cũng phải thừa nhận rằng, quan niệm nêu trên của Hêghen là chưa thỏa đáng, thậm chí là hoàn toàn sai lầm, vì đã vi phạm nguyên lý nhân- quả. Nếu quả thực đó là sai lầm thì khả năng chủ yếu là vì Hêghen đã không vượt qua được phạm vi nhận thức khoa học còn hạn chế của thời đại mình, và đã rút ra kết luận từ sự quan sát, suy diễn mang nặng cảm tính trực giác, kinh nghiệm chủ quan, dẫn đến quan niệm siêu hình, ẩn chứa mâu thuẫn logic. Cụ thể ở đây, Hêghen đã ngộ nhận, "đề cao" vận động tự thân của sự vật đến mức tuyệt đối. Thực ra, ngoại trừ bản thân Vũ Trụ, còn lại không thể có bất cứ một sự vật nào có thể vận động tự thân một cách tuyệt đối được. Bởi vì nếu có tự thân vận động tuyệt đối thì cũng phải có tự thân xuất hiện tuyệt đối và tự thân mất đi tuyệt đối, và như thế không những là vi phạm nguyên lý nhân-quả mà còn "dẫn đến" triệt tiêu tuyệt đối mâu thuẫn - cái đóng vai trò là tiền đề làm nên sự (tự thân) vận động. Khi nói một vật nào đó tự thân vận động thì nên hiểu rằng sự tự thân ấy chỉ là tương đối, trong một phạm vi nhất định, theo một mức độ qui ước hạn định mà thôi. Ngay cả sự suy nghĩ của một con người cũng vậy! Rất dễ thấy rằng vận động nội tại của một vật là có tính tự thân. Nhưng đồng thời (dù khó thấy), vận động nội tại ấy cũng có mối quan hệ tương tác thường xuyên liên tục với môi trường bên ngoài. Có thể nói, sự vận động nội tại của một vật quyết định sự tồn tại của vật đó, tính tự thân của vận động này thể hiện ra (tạm coi như là) làm cho nội tại vật có xu thế "trở về" trạng thái cân bằng tĩnh tại (bất động, chết), còn tác động của môi trường thì thể hiện ra ở chỗ (cũng tạm coi như là) làm cho vận động nội tại vật được duy trì lâu dài ở (những) trạng thái cân bằng động nào đó mà (sự biến đổi của) môi trường qui định. Chung qui thì tùy thuộc vào cách thức, mức độ, sự biến đổi tác động của mội trường đối với vận động nội tại của một vật mà vật đó có thể được duy trì, tăng cường hơn, suy yếu đi, hay thậm chí là bị chấm dứt đột ngột sự tồn tại của nó. (Nói ngoài lề: phải chăng đó cũng là căn nguyên sâu xa nhất về sự tồn-vong tất yếu của vạn vật vô sinh cũng như về sự sống-chết định mệnh trong giới hữu sinh???)...Đến đây, có thể khẳng định, nếu nguyên lý nhân-quả đích thực là chân lý, thì qui luật mâu thuẫn phải là "phiếm chân lý" (từ dùng của Hêghen) và do đó chắc chắn hai qui luật về tự nhiên còn lại của Mác nhiều ít gì cũng "phiếm chân lý"...


(Còn tiếp)









0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Du lịch Sorrento - Thành Công 99


Du lịch Sorrento



Vừa qua, trong chuyến đi Châu Âu, tôi

Trần Thành Công


Công xìn
CQ 083 7164 381
SG
 

1970

2010

có ghé qua Sorrento. Thành phố ven Địa Trung hải, chỉ có khoảng 16.000 dân, rất thanh bình và thơ mộng. Một bên là núi, đổ xuống bờ biển Mediterranean. Thành phố được xây dựng theo địa hình dựa trên sườn núi, nhìn ra biển. Hiện nay đây là một điểm du lịch nằm trên ven biển Địa Trung Hải. Kinh tế: du lịch và trồng trọt (nho và ô lưu) rất nổi tiếng, sau đó là làm rượu vang và tinh chế dầu ô lưu.

NSUT Dương Minh Đức trình bày bài hát "Trở về Su-ri-en-to", do Robertino Roletti hát những năm 60, rất thành công !!!

Đúng ra tên gọi của thành phố này là SORRENTO, chứ không phải là SURRIENTO, như ta vẫn hát !!! (Surriento là gọi theo tiếng địa phương - tiếng Napoli). Người dân ở đây vẫn yêu thích bài hát này, như ta yêu thích các bài hát về Hà Nội. Ca sĩ Robertino đã 72 tuổi, hiện sống ở thành phố Naples. Nhưng dân Sorrento vẫn rất yêu thích Robertino vì đã hát rất thành công bài hát "Trở về Sorrento".


 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Trần Thành Công (đã đăng tại BÁO LIẾP K5: Thứ bảy, ngày 20 tháng bảy năm 2013).


Mời xem slideshow được minh họa bằng giọng Robettino và NSND Quang Thọ với ca khúc "Come back to Sorrento"!

(Xem màn ảnh rộng)




Theo Wiki: Surriento là gọi theo tiếng địa phương - tiếng Napoli.
Còn dân số khoảng hơn 16000 thôi.
torna a surriento
TTh

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thịt chó Tiên Lãng



(Đại Chúng chép lại từ GOOOGLETIENLANG)

 THỊT CHÓ- MỘT ĐẶC SẢN NỔI TIẾNG TIÊN LÃNG





Thể theo đề nghị của bạn đọc, Google.tienlang đăng lại bài này...

******

Theo đề nghị quá gấp gáp của google.tienlang, có thể bài viết dưới đây chưa giới thiệu được hết những nét chính trong Đề án nghiên cứu khoa học của nhóm. Đề nghị các đồng tác giả và bạn đọc góp ý để chúng tôi hoàn thiện hơn Đề án nghiên cứu khoa học. Xin cảm ơn!
Nhậu sĩ ưu tú VÕ TRỌNG HIẾU


Cách đây khoảng hơn chục năm, Hải Phòng có cây viết rất được mến mộ. Đó là Mạnh Tường- một nhà báo và cũng là một “nhậu sĩ” lừng danh đất Cảng, tửu lượng ngang ngửa với nhà thơ- nhậu sĩ nhân dân Thanh Tùng của Thời hoa đỏ. Nhậu sĩ nhân dân Mạnh Tường cùng các “cộng tác viên” đã mở cuộc điều tra khoa học và đưa ra kết quả khẳng định cái “thế chân vạc”, bất phân thắng bại của “Làng thịt chó” Hải Phòng là 3 khu vực gồm: Khu vực Ngã tư Cột Đèn, Khu vực Trần Hưng Đạo, đối diện Vườn hoa Nguyễn Du và Khu vực chợ Đồng Bún. Bài báo về “công trình khoa học” này công bố trên Báo Hải Phòng đã nhận được sự tán đồng nhiệt liệt của giới “nhậu sĩ” Hải Phòng.



 Đồ chấm cho món thịt chó phải là mắm tôm


Nhưng chuyện đó nay đã trở thành chuyện cổ tích, ít người còn nhớ. Hơn chục năm trở lại đây, phương tiện giao thông thuận tiện, đường sá được nâng cấp, phà Khuể được thay bằng Cầu Khuể nên Tiên Lãng như gần gũi với trung tâm thành phố hơn. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của internet, giới “nhậu sĩ” Hải Phòng đã tìm được và làm quen với món khoái khẩu khác. Đó là Thịt chó Tiên Lãng. Họp hành tổng kết tháng quý năm ở cơ quan, doanh nghiệp, chỉ cần nhoay nhoáy cái a lô là 30 phút sau, thịt chó Tiên Lãng đã được mang đến tận nơi bất cứ địa chỉ nào trong nội thành Hải Phòng. Nếu phục vụ cho khoảng 30 thực khách thì chủ nhà hàng thuê phương tiện vận chuyển xe ôm. Khách hàng chi thêm chút tiền công cho người vận chuyển. Nếu có nhu cầu phục vụ 50, 70 hay 100 suất trở lên cũng OK! Nhà hàng sẽ vận chuyển bằng ô tô. Tất nhiên, nếu số thực khách lớn thì cần gọi điện đặt hàng từ hôm trước. Thịt chó Tiên Lãng ngày càng chiếm lĩnh thị trường nội thành Hải Phòng. 




Với khách lần đầu tới Hải Phòng cũng nên thận trọng. Ở nội thành Hải Phòng và ngay ở Hà Nội cũng xuất hiện nhiều nhà hàng thịt chó treo biển “Thịt chó Tiên Lãng”. Thế nhưng, đa phần là chất lượng đồ ăn ở đây thua xa thịt chó Tiên Lãng chính hãng.
Nếu rỗi rãi, dăm bảy “nhậu sĩ” từ nội thành Hải Phòng có thể làm chuyến “du khảo đồng quê” về Tiên Lãng bằng xe máy, chừng 30 phút để thưởng thức hương vị thịt chó chính hãng ở nhà hàng. Người dân ở Tiên Lãng cũng khoái thịt chó. Ma chay, cúng giỗ thường sử dụng thực phẩm thịt chó. Chỉ cần con gà, đĩa xôi để bày lên bàn thờ. Ngay đám cưới cũng sử dụng thịt chó trong bữa “áp rạp”.  Cũng như thuốc lào. Cả huyện Tiên Lãng, xã nào cũng trồng thuốc lào nhưng nổi tiếng từ hàng trăm năm năm nay vẫn là thuốc lào xã Kiến Thiết (quê anh Vũ Thế Tuyền- chủ tịch MTTQ huyện Tiên Lãng). Theo sách Đồng Khánh dư địa chí: “Thuốc lào xã An Tử Hạ là thứ thuốc thuộc loại ngon nhất để tiến vua. Đó là thuốc lào trồng trên đất làng An Tử Hạ, tổng Hán Nam, huyện Tân Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương”. Địa danh này ngày nay là thôn Nam Tử 1, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Đây cũng chính là quê ngoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về khoản thịt chó thì ở Tiên Lãng, xã nào cũng có nhưng ngon và nổi tiếng nhất là thịt chó Chợ Đôi, thị trấn Tiên Lãng. Tất nhiên, đó cũng chỉ là gọi của các “nhậu sĩ” chứ thực ra trong Chợ Đôi hiện nay không có hàng thịt chó nào cả mà là rải rác trên các con phố gần chợ. Nhà hàng to, đẹp, rộng rãi thoáng mát nhất ở thị trấn Tiên Lãng hiện nay là nhà hàng Lếnh, có cả chỗ đậu cho vài chiếc ô tô. Thế nhưng, theo đánh giá của các “nhậu sĩ” thì, vì ông chủ Lếnh tuy mới ngoài 60 đã “nghỉ hưu”, giao nhà hàng cho con trai cai quản nên chất lượng đang đi xuống; vệ sinh cũng không được đảm bảo lắm. (Nếu bố con ông Lếnh đọc bài viết này thì hãy coi đây là lời góp ý chân thành để nhanh chóng khắc phục.)  Đứng đầu bảng mấy năm trước là nhà hàng Thịt chó Quyện, nay đã nghỉ. Do vậy, đầu bảng hiện nay là nhà hàng Thịt chó Huy (đối diện cổng sau Chợ Đôi) và một nhà hàng tuy nhỏ hơn là Thịt chó Cạch (đối diện Thịt chó Lếnh). Tiếp theo có thể kể ra cái tên Thịt chó Bát, Thịt chó Chiến...


Sống trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay không?


Tại sao Thịt chó Tiên Lãng có thể làm mê hoặc giới nhậu sĩ ngay từ lần thưởng thức đầu tiên? Đó là câu hỏi làm đau đầu giới chuyên gia từ nhiều năm nay nhưng chưa có câu trả lời thống nhất và chính xác. Người thì cho rằng đó là bí kíp chế biến của các ông chủ. Nhà nghiên cứu khác thì lại dựa trên kết quả phân tích các thành phần khoáng chất trong nguồn nước để đi đến kết luận rằng nguồn nước ở đây có giá trị quyết định tạo ra hương vị đặc trưng cho Thịt chó Chợ Đôi. Dù chưa trường phái nào chịu trường phái nào nhưng các chuyên gia đều thống nhất ở 1 điểm: Món chủ công và là món quyến rũ nhất ở Tiên Lãng là cái tang Rựa mận. Nếu như ở nội thành Hải Phòng, các bạn hãy gọi món luộc, chớ có gọi rựa mận. Đó là lời khuyên chân thành. Bởi món này ở đây thường là món tạp pí lù. Nhưng về Tiên Lãng thì ngược lại: Các bạn hãy gọi rựa mận. Đó là món chủ công ở Tiên Lãng, có nhà hàng chỉ làm độc một món này thôi. Nếu từ Hà Nội về Hải Phòng, không có điều kiện về Tiên Lãng thì các bạn có thể ghé vào nhà hàng Thịt chó Tiên Lãng Xuân Chiến gần cống Cái Tắt. Chủ nhà hàng đích thị gốc Chợ Đôi, thị trấn Tiên Lãng. Ông chủ ở đây đã nghiên cứu sáng tạo thêm món mới, kết hợp giữa cổ truyền với hiện đại là món “thịt chó hoa cau”. Nhiều nhậu sĩ đánh giá cao sự cải biên, cách tân này. Còn tác giả, tuy cũng cảm thấy lạ miệng một chút nhưng vẫn cho rằng không bằng thịt chó Tiên Lãng cổ truyền tại chính hãng Chợ Đôi. 


Kết thúc bữa nhậu, gọi bát ninh măng để xài với bún


3 nhận xét:

Bài Ca Thịt Chó

Nhìn vào thì như thịt bò
Sờ vào thì như thịt giò
Củ riềng kèm theo hành ngò
Là : Th .. . . .ịt . .. ... . .c...h....ó
Gâu .. Gâu ..

Nhìn vào thì như thịt bò
Sờ vào thì như thịt giò
Củ riềng kèm thêm hành ngò
Là : Th .. . . .ịt . .. ... . .c...h....ó
Gâu .. Gâu ..

Nhìn vào thì như thịt bò
Sờ vào thì như thịt giò
Củ riềng kèm thêm hành ngò
Là : Th .. . . .ịt . .. ... . .c...h....ó
Gâu .. Gâu ..

Lá mơ tươi đây này anh ơi
Em mời anh xơi cho đã đời
.... ợ hợ .....
Mắm tôm cay em vừa nêm đây
ăn rồi đi ngay em tính tiền, tính tiền

Nhìn vào thì như thịt bò
Sờ vào thì như thịt giò
Củ riềng kèm thêm hành ngò
Là : Th .. . . .ịt . .. ... . .c...h....ó
Gâu .. Gâu ..

Nhìn vào thì như thịt bò
Sờ vào thì như thịt giò
Củ riềng kèm thêm hành ngò
Là : Th .. . . .ịt . .. ... . .c...h....ó
C ... H ... Ó .... Ó .. Ó

Nguyễn Hải Phong
http://www.youtube.com/watch?v=J1TGGlBiqOk

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Tin không vui của k6 Saigon

Cách đậy khỏang 1 năm, chúng tôi đã biết 1 số AE k6 Saigon bị bệnh nan y:
Hồng lồi nay đã đi.

Trung bự sau khi trị Tây y đã ra Quy Nhơn theo Đông y, nay đang đi Ha Giang tiếp tục tìm thuốc trị. Hy vọng bạn thành công. Gọi điện thấy rất lạc quan, cười phe phé.

Chiến vý. 2010
Chiến vý (Đỗ Thành Chiến)

Đỗ Thành Chiến


Chiến vý
0958 169 711
SG
Đã mất đầu tháng 7/2013 tại TPHCM vì bệnh hiểm nghèo.

2010

cũng đã tri Tây y. Khi đó liên lạc với bạn hỏi giờ ở đâu, AE lại thăm. Bạn ko cho địa chỉ và còn nói: Cám ơn AE, nhưng thôi đừng đến thăm!? Sau đó, nhiều lần tôi đã cố liên lạc lại thì đều găp máy bận, hoặc ko trả lời và cuối cùng là “số máy này ko có thực”!?. Hôm rồi nghe AE Hanoi nói: Chiến vý đi mấy tháng rồi! Đảo mỡ cố gắng liên hệ và tìm tới nhà ông già bạn (từ lâu bạn đã về ở nhà vợ), ko gặp ông già mà gặp cô em mới được biết: Chiến vý đã đi hồi đầu tháng 7 (tức là cũng khoảng thời gian Hồng lồi đi!). Hỏi nhà ở đâu để AE đến thắp nén nhang cho bạn thì cô em nói ko nhớ!??? Thôi thì đành chịu. Chắc có chuyện gia đình. Tình nghĩa AE cũng đành tưởng nhớ … vậy thôi. Cầu mong bạn đã ra đi thanh thoát. Hẹn gặp lại bạn ở TG bên kia!

TM.BLL k6 Saigon

2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

...theo mãi bước người đi


27/7

(Xem màn ảnh rộng)










0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thơ khóc bạn liệt sĩ Vũ Kiên Cường của Lê Bình


Trích từ bài "Sắp đến Giỗ đầu, nhớ Lê Bình - Những vần thơ của người lính chiến" của Ngô Thế Vinh

Ngô Thế Vinh

K5
Vinh sái
0912.440319
HN

K5.

[...]
Sau khi rời Trường Trỗi, Lê Bình

Lê Hòa Bình

K5
Mất do bệnh.
HN

thi đỗ vào trường ĐH Thủy Lợi cùng với Nguyễn Lâm, Vũ Kiên Cường... và cùng nhập ngũ, cùng đơn vị E95 F325 chiến đấu tại Thành Cổ Quảng Trị năm 1972. Thời gian đó Thành Cổ Quảng Trị là điểm nóng, bom đạn ác liệt ngày đêm, thế mà Lê Bình vẫn lành lặn trở về, đúng là đạn bom "Tránh" Lê Bình. Chúng ta đều biết đến một Lê Bình quả cảm, chiến đấu kiên cường, chiến thắng đạn bom....và nay chúng ta còn được biết đến một Lê Bình với nhưng vần thơ của người lính chiến.

Cũng thật tình cờ, nhân dịp Hạnh vợ Lê Bình nhờ tôi đăng lời mời anh em Trỗi dự Giỗ đầu Lê Bình lên BanTroiK5News, tôi nói với Hạnh xem có tư liệu gì của anh Bình đưa tôi để có đôi nét viết về Lê Bình nhân ngày Giỗ đầu. Hạnh đưa cho tôi quyển sổ tay có nhan đề "Tình yêu - Đời lính" của Lê Bình, và có thể nói đây là quyển Thơ Nhật Ký.

Những vần Thơ Nhật Ký, ghi lại cuộc chiến đấu ác liệt, khó khăn, gian khổ của những người lính Thành Cổ Quảng Trị, những mất mát, hy sinh anh dũng của bạn bè, đồng đội đồng thời cũng nêu lên tinh thần lạc quan, yêu đời, vượt qua khó khăn ác liệt, tin tưởng vào ngày chiến thắng của những người lính trẻ...





Xin được trích một số bài để anh em biết thêm về những vần thơ của người lính chiến Lê Bình.





Người đồng đội, người anh em thân thiết Vũ Kiên Cường cùng Trỗi K5, hy sinh ngay trên tay Lê Bình. Thương xót, đau đớn khóc bạn, thương tiếc vô cùng ...




TÔI KHÓC BẠN TÔI

(Cho tôi ép nốt dòng dư lệ,
nhỏ xuống thành thơ khóc bạn tôi)


Có một chiều Thu không buông nắng
Hai hàng cây trắng đứng cô liêu
Rủ lên một chiếc thi hài trắng
Là những lệ thương trắng lạnh người.

Có một chiều Thu đau đớn lắm
Dòng sông Thạch Hãn khoác khăn tang
Mang theo cả một trời u uất
Người lính chiến kia đã mất rồi.

Vũ Kiên Cường ơi - Kiên Cường ơi !
Có phải chăng mày chết thật rồi
Không, vẫn còn đây làn môi đỏ
Súng nắm trong tay thét vang trời.

Vũ Kiên Cường ơi - Kiên Cường ơi !
Xóa hết làm sao khúc nhạc đời
Hạnh phúc xây bởi tay người lính
Muốn tìm trong mắt một trời hoa.

Ôi đón tin đau nát nụ cười
Ngậm ngùi cay đắng nước mắt rơi
Cường ơi nhớ mãi ngày Thu ấy
Ôm súng tao đi nhạt nắng chiều


(Khóc buồn - Vũ Kiên Cường hy sinh
chiều 28/08/1972
tại dinh tỉnh trưởng
Thành Quảng Trị)






0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Tự sướng 2



(Đại Chúng sưu tầm trên NET)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Bức tranh màu xanh


27/7

BỨC TRANH MÀU XANH


Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Trên con đường mòn,
xuyên cách rừng thăm thẳm màu xanh
Như dấu lặng của bản nhạc thời gian,
một chiều trầm yên ắng
Người đàn ông sạm đen, cuồn cuộn,
ôm hôn người đàn bà mỏi mòn,
nhắm nghiền,
đầm đìa nước mắt
Cuộc chia li da diết,
hay hạnh phúc trở về
Mà níu áo mẹ, nhìn lên,
em bé
e dè đôi mắt tròn xoe?
Khẩu súng,
trĩu vai người đàn ông,
chúc nòng thép lạnh
Đã vĩnh viễn khước từ khạc đạn?...

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Cảnh chiều dần tắt nắng,
thẫm đẫm màu xanh
Người đàn ông vai sung,
người đàn bà thổn thức
Em bé ngước nhìn,
long lanh mắt ướt
Ôi!
Con đường mòn úa bầm, vắng ngắt,
dẫn dắt kiếp người hiu hắt,
lênh đênh

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Một buổi chiều xanh,
có nụ hôn xanh,
trên mái đầu xanh
sâu lắng âm thanh
Khẩu súng lạnh tanh
chúc nòng dưới áo
vòng cò trợn trừng thao láo
Tôi chợt rung mình
nghe tiếng ngựa hí gươm khua,
loảng xoảng xích xiềng,
gầm gừ xe pháo

Ôi!
Hiển hiện cổ xưa,
mới chập chững làm người,
hiển hiện hôm qua,
đeo đẳng hôm nay,
và còn theo dai dẳng đến mãi bao giờ(?):
Người đàn bà nguyện cầu, gào khóc,
em bé trần truồng, mũi mồm nhòe nhoẹt,
tang tóc lê thê
Bên lăn lóc đầu lâu, rợn xương tanh máu,
thây người đàn ông cụt đầu,
nát nhàu,
cháy thui co quắp...
Bức tranh bùng lên,
ngùn ngụt,
điêu tàn!
...

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Có con đường mòn xuyên cánh rừng thăm thẳm,
thấm đẫm màu xanh
Có nụ hôn nồng nàn,
có em bé ngước nhìn,
có ngày mai chờ đợi...
Và giữa hai ngả thâm trầm,
dằng dặc úa bầm,
hoang vu dữ dội,
Trong âm u thanh lặng vô danh,
Là tiếng thở rất dài,
huyền hoặc, mong manh
lan tỏa long lanh
Quanh khẩu súng chúc nòng thép lạnh
Ẩn ức điều gì đó lớn lao,
vô cùng nghiêm trọng!?...

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Xoay tròn, thổn thức, quầng xanh,
phong phanh …




BỨC TRANH MÀU XANH

You might also like:

                                 
                            Bức tranh màu xanh


Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Trên con đường mòn,

                            xuyên cách rừng thăm thẳm màu xanh
Như dấu lặng của bản nhạc thời gian, 

                                                  một chiều trầm yên ắng
Người đàn ông sạm đen, cuồn cuộn,

                                      ôm hôn người đàn bà mỏi mòn,
                                                                           nhắm nghiền,
                                                                                          đầm đìa nước mắt.
Cuộc chia li da diết, 

                           hay hạnh phúc trở về
Mà níu áo mẹ, nhìn lên,

                                 em bé,
                                          e dè đôi mắt tròn xoe?
Khẩu súng, 

           trĩu vai người đàn ông, 
                                       chúc nòng thép lạnh,
Đã vĩnh viễn khước từ khạc đạn?...
 

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Cảnh chiều dần tắt nắng, 

                                  thẫm đẫm màu xanh
Người đàn ông vai súng,

                                 người đàn bà thổn thức,
                                                           em bé ngước nhìn, 
                                                                              long lanh mắt ướt
Ôi! 

Con đường mòn úa bầm, vắng ngắt
                                                   dẫn dắt kiếp người hiu hắt
                                                                                          lênh đênh...
 

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Một buổi chiều xanh, 

                        có nụ hôn xanh, 
                                       trên mái đầu xanh, 
                                                               sâu lắng âm thanh
Khẩu súng lạnh tanh,

                         chúc nòng dưới áo,
                                                  vòng cò trợn trừng thao láo
Tôi chợt rùng mình,
                  nghe tiếng ngựa hí gươm khua, 
                                              loảng xoảng xích xiềng,
                                                                     gầm gừ xe pháo...
Ôi!
Hin hiện cổ xưa,
               mới chập chững làm người, 
                                            hiển hiện hôm qua,
                                                         đeo đẳng hôm nay,
                                                                  và còn theo dai dẳng đến mãi bao giờ(?):
Người đàn bà nguyện cầu, gào khóc,
                               em bé trần truồng, mũi mồm nhòe nhoẹt,
                                                                                    tang tóc lê thê
Bên lăn lóc đầu lâu, rợn xương tanh máu,
                                     thây người đàn ông cụt đầu, 
                                                                           nát nhàu,
                                                                                  cháy thui co quắp...
Bức tranh bùng lên,
                          ngùn ngụt,
                                      điêu tàn!
......

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Có con đường mòn xuyên
cánh rừng thăm thẳm, 
                                                                   thấm đẫm màu xanh
Có nụ hôn nồng nàn,

                          có em bé ngước nhìn,
                                                   có ngày mai chờ đợi...
Và giữa hai ngả thâm trầm,

                            dằng dặc úa bầm,
                                                   hoang vu dữ dội,
Trong âm u thanh lặng vô danh,
Là tiếng thở rất dài,

                       huyền hoặc, mong manh
                                                  lan tỏa long lanh 
Quanh khẩu súng chúc nòng thép lạnh
n ức điều gì đó
lớn lao, 
                                       vô cùng nghiêm trọng!?...

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh  

Xoay tròn, thổn thức, quầng xanh,
                                            phong phanh …


                Trần Hạnh Thu  

 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>