Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Thầy Phạm Lực thân mời

Start:     Aug 31, '10 11:00a
Location:     Khách sạn Melia 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Thầy Phạm Lực thân mời

dathb136

Họa sỹ Phạm Lực và bà Lotta Sylwander – Trưởng Đại diện Unicef cắt băng khai mạc Triển lãm tranh.

Nhân dịp Unicef tổ chức triển lãm tranh Phạm Lực tại 44B Lý thường Kiệt, Hà nội. Thầy Phạm Lực trân trọng mời các thầy cô, học sinh trường Trỗi đến dự lễ khai trương triển lãm vào hồi 11h00 ngày 31/8/2010 tại địa chỉ trên.
Triển lãm sẽ mở cửa từ ngày 31/8 đến hết ngày 14/9/2010.
Rất mong mọi người đến dự đông đủ.


Xem:



2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Bến dâng hoa bên sông Thạch Hãn - Bs HOC

Bến dâng hoa bên sông Thạch Hãn



Bến dâng hoa bên sông Thạch Hãn (Công trình của cơ quan Dũng K6 thực hiện 27/7/2010
chuông gõ âm lắm vì có nhiều Au bỏ vào khi đúc
Bến dâng hoa bên sông Thạch Hãn (Công trình của cơ quan Dũng K6 thực hiện 27/7/2010 - Nguyễn Quang Dũng (Dũng còi - Quang còi mới đúng TTh.)  TGĐ NH Phát Triển Việt Nam - Cơ quan đã tự quyên góp khoảng 15T để xây dựng công trình này - chuông gõ âm lắm vì có nhiều Au bỏ vào khi đúc)

Đăng lại bài viết của Bs HOC (đã đăng tại „Blog Út Trỗi”: Chủ nhật, ngày 29 tháng tám năm 2010)

Guk nói:

Công trình Đền tưởng niệm - Bến thả hoa bờ bắc sông Thạch Hãn (Động thổ 27/7/2009, khởi công 27/12/2009, khánh thành 24/7/2010), được xây dựng bên bờ bắc sông Thạch Hãn, tại Phường An Đôn, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị để tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị.
Đặc biệt là các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh tại Thành Cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn Quảng Trị - một nghĩa trang không bia mộ.

Công trình do KTS Văn Ngọc Thủy và KTS Trần Hồng Dũng thiết kế, gồm các hạng mục chính như:
  • Đền tưởng niệm, nơi đặt chuông khánh.
  • Bến thả hoa (nối vươn ra phía mặt nước sông Thạch Hãn bằng chiếc cầu nhỏ, được thiết kế theo hình lục giác, mô phỏng cho nấm mồ chung của các liệt sĩ. Phía đỉnh bến là 3 thẻ hương và Phù điêu tạc 4 câu thơ).
  • Dọc bờ kè là hàng phượng vĩ (81 cây tượng trưng cho 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại Thành cổ)...
Công trình được xây dựng bằng số vốn gần 15 tỷ đồng từ sự đóng góp của CBVC Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Với việc đưa vào sử dụng bến thả hoa này, ở hai bờ sông Thạch Hãn đã có hai bến đối xứng (bến thả hoa bờ nam khánh thành 26/7/2009 nằm trong cụm công trình Đài tưởng niệm Thành cổ, tháp chuông Thành cổ, quảng trường Thành cổnhà hành lễ, đã tạo nên khu quy hoạch thống nhất, đồng bộ, những điểm nhấn của quần thể di tích Thành cổ Quảng Trị), là điểm đến tri ân của hàng triệu người Việt Nam trong những chuyến “về nguồn” tại đất thành cổ Quảng Trị.


Hiện đang xây dựng tiếp Công trình Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ trên diện tích 50.000 m2, nằm trong khuôn viên bến thả hoa, bao gồm các hạng mục nhóm tượng đài chính cao 29,7m, bệ đài rộng trên 50 m2 bằng đá granit trắng xám và các nhóm tượng đài công trình phụ trợ khác.
Công trình do nhà điêu khắc Nguyễn Quốc Thắng (TP.HCM) sáng tác và thiết kế với tổng vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng bằng nguồn đóng góp của các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp và nhân dân trong cả nước. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sỹ năm 2012.

Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ hoàn thành cùng Bến thả hoa ở hai bờ Nam và Bắc sông Thạch Hãn sẽ tạo nên một quần thể di tích tưởng niệm đầy ý nghĩa ở đôi bờ sông Thạch Hãn lịch sử, nơi ghi dấu những chiến công một thời đánh giặc giữ nước của dân tộc mà đỉnh cao là chiến dịch 81 ngày đêm tử thủ ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972.




Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Quân phục - hameok6






Quân phục

 haeok6

Quân phục mùa hè
Tôi nhớ lần đầu tiên được phát quân phục hồi ở An Mỹ. Cả đại đội được các thầy dẫn đến một cái nhà tranh, có sân rộng ở đằng trước trông như sân kho của HTX vậy. Rồi từng đứa được thầy đọc tên vào nhận quân phục (hình như là 2 bộ). Chẳng hiểu thầy nhìn tướng hay căn cứ vào đâu mà tôi được nhận bộ quân phục số 6 (hình như là cỡ nhỏ nhất). Lập tức cởi đồ ra, bận quân phục vào ngay. Áo hơi rộng 1 tí cũng không sao, nhưng quần thì trùm cả xuống đất, lết thết trên sân kho. Nhìn quanh, đứa nào cũng như tôi, chẳng quan tâm quần áo có vừa không mà chỉ biết diện ngay vào. Mấy đứa như Quý còi, Trung còi… thì còn phải xắn quần lên hai ba gấu. Vẫn chẳng hề gì! Còn Dũng kều, Minh kều thì hình như bộ số 1 vẫn còn ngắn. Tôi nhớ cuối cùng Dũng kều được phát bộ ngoại cỡ thì phải (?). Chỉ biết quần nó cũng màu lính chứ không phải màu xanh dương như mọi người. Sau đó, cả bọn diện ngay đồ mới, ôm quần áo cũ mà về.


Thời gian đầu, mỗi lần giặt quần áo, đứa nào cũng ra sức lấy bàn chải chà thật lực để áo bạc trắng ra cho giống lính cũ! Nhiều khi không có bàn chải thì cũng cố gắng chà xuống đá ở bờ suối cứ như wash quần zin bây giờ vậy. Mỗi lần bận, thấy áo mình bạc hơn là mặt cứ vênh lên đầy tự hào (?).   HữuThành.Nguyễn nói...
Hồi đó công nhận là đồ mau bạc. Quần xanh thì không bạc nhiều nhưng áo cứt ngựa thì chả mấy mà trắng.
Sau này có đồ TQ mới có xanh tô-châu.
Gúc một phát thì ra "Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây."
Bây giờ các bác lại chuyển sang xanh "nào" :-)
06:26 Ngày 29 tháng 8 năm 2010  



Nhưng cũng chỉ một thời gian, khi mặc nhiên đã trở thành “lính cũ” thì lại thích quân phục mới cho đẹp và cũng thấy “oai” hơn! Vậy là thi nhau tìm kiếm quân phục mới để “mượn”. Nhất là khi qua Y Trung, toàn trường ở tập trung, thì quân phục của tụi khóa 8 (mới lên nên toàn đồ mới) luôn luôn là “mục tiêu” dòm ngó của anh em. Lúc này sao chẳng cần số má gì, bộ nào bận cũng vừa tuốt luốt! VinhNQ nói...
Bác Hà mèo còn giữ được ảnh (trên) 2 anh em Trịnh Hồng Hà (K7) và Trịnh Hồng Anh (K8) cơ à?.
Cảm ơn! bác đã nhắc lại được cho tôi cái cảm giác khi lần đầu tiên mặc "quân phục" trường Trỗi. Đúng là K8 bọn tôi khi lên trường được phát quân phục, chất vải đẹp và tốt hơn các khóa trước. Nhìn vào quân phục K8 hồi đó biết ngay được là quân của "TC Chính trị", "TC Hậu cân" hay "BT Tham mưu"
23:37 Ngày 28 tháng 8 năm 2010

TK8 nói...
Hèn gì tui mất đồ liên tục, giờ mới bít ô HMK6. Ô nào mất đồ mà k bít đá lại đồ ngừi khác thì trình bày sao đó, rùi được fát 1 cái rất cũ, khỏi cần ra suối chà, có điều nó rất Rộng, tui ngờ rằng của mấy anh K trên đã ra trường nhưng k mang theo.
Về Áo Mới thành Áo Cũ thì chỉ đúng với Nam - bọn C11 Áo Quần luôn Mới cho đến khi ra trường, k bít chúng nó giữ thế nào nhỉ ? nhìu lúc tính "Mượn" đồ C11 xài đỡ, nhưng lại thôi, nghĩ tội nghịp tụi nó lên lớp k mặc gì...hihihi !
2 tấm hình chắc bác HM tô Màu hả ?
01:08 Ngày 29 tháng 8 năm 2010

Sau này, khi về Hưng Hóa, quân phục được phát là loại không bạc trắng như trước kia nữa mà càng giặt thì càng đỏ quạch ra. Trông chẳng ra làm sao cả. Còn quần cho tụi tôi, mấy thằng nhỏ con thì là loại vải gì không biết mà chỉ giặt 1 lần là xù lông ra, bám bụi bẩn khủng khiếp. Nhưng được cái mấy thứ đó không mất bao giờ vì quá xấu nên bị chê (?).

Lúc này lại xảy ra chuyện mũ cối cụp – mũ cối xòe, mũ mềm có độn cứng đằng trước, thắt lưng da – thắt lưng bạt... Ôi thì đủ thứ mà bọn trẻ con tranh chấp nhau từng tí một, nhiều lúc gây ra đánh nhau mà chắc các thầy khi xử lý cũng chẳng hiểu tại sao.   3Chai nói...
Đĩa men có hình con cá vàng, có hai kiểu màu xanh biển hoặc màu đỏ bắt mắt trẻ con, thay vì nhà bếp giữ thì đưa mỗi đứa quản một chiếc, hình như cũng chỉ được ít bữa la` biến sạch. Khăn trải giường cũng có hai kiểu màu khác nhau nhưng hình như màu xanh biển được chuộng hơn. Bộ quân phục vải gì mềm nhũn mà cứ xù lông ra, thấy bảo là của bác Kim gửi tặng quân ta.
05:15 Ngày 30 tháng 8 năm 2010  



Nhưng nói tóm lại, khi lần đầu tiên về phép, diện bộ quân phục đi giữa đường Hà Nội thấy mũi mình cứ nở ra, mặt vác lên trời chẳng thèm nhìn ai, nhất là khi đi ngang qua mặt mấy đứa con gái (nói nhỏ: tuy sợ, nhưng vẫn để ý kỹ lắm!) và cảm thấy chúng nó đang thì thầm thán phục(?). Sướng!   Đỗ Nghĩa nói...
HM nhớ nhiều chuyện vui ghê.  
10:56 Ngày 29 tháng 8 năm 2010  



Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ bảy, ngày 28 tháng tám năm 2010.

 


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Ngũ hành và Khoa học - TS Nguyễn Thế Hùng - K8

Rating:★★★★★
Category:Books
Genre: Science
Author:Thu San Nguyễn Thế Hùng - B3 K8

Giới thiệu sách: NGŨ HÀNH và KHOA HỌC




Như một lần comment tôi nhắc đến Nguyễn Thế HùngNguyễn Thế Hùng

sắp xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về Học thuyết Ngũ hành. Trưa nay gặp và ăn trưa cùng Thế Hùng, Thế Hùng có tặng một cuốn, đọc lướt qua phần giới thiệu, thấy hay và có nhiều vấn đề có thể dùng thuyết Ngũ hành để lý giải. Qua trang tin ÚT TRỖI tôi xin trình bày lời giới thiệu của tác giả TS Nguyễn Thế Hùng nguyên là cựu học sinh B3 K8 trường Nguyễn Văn Trỗi, để mọi người có thể tìm đọc.

Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh
Vô danh thiên địa chi thỉ
Hữu danh vạn vật chi mẫu

Lão Tử - ĐẠO ĐỨC KINH







LỜI NÓI ĐẦU

“ Tập sách này được viết nhờ sự khích lệ của một nhà nghiên cứu có thâm niên về tiền tệ và ngân hàng, vốn là bạn* của chúng tôi. Ông muốn có cái nhìn từ góc khác biệt với chuyên môn của ông. Ông hy vọng các môn khoa học tự nhiên có thể cung cấp những kiến giải phi truyền thống về dòng chảy tiền tệ, để nhận chân sự vận động của đồng tiền trong nền kinh tế hiện đại.

Trong thực thế, chúng tôi đang nghiên cứu về đề tài hợp nhất các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Hiện nay, các nhà khoa học gần như đã thống nhất rằng nhờ sự phát triển của máy tính và Tin học chúng ta có thể số hóa mọi quá trình và sự kiện trong thực tế. Điều đó cho phép nghĩ đến một giải pháp liên kết các môn khoa học trong một thể thống nhất, mà cơ sở là Toán học.

Quá trình đi tìm sự thống nhất đó vô cùng phức tạp, vì khó tìm thấy những sợi dây liên hệ nền tảng cho các lĩnh vực khác nhau, gồm xã hội học, văn hóa, kinh tế, y học, vật lý, hóa học, nông nghiệp, hàng hải, chính trị, tâm lý….Tuy nhiên, cái mà mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội và tự nhiên có thể chung với nhau là sự biến đổi và vận động không ngừng. Nhưng sự vận động và biến đổi ấy có hình thức như thế nào? Cái biên dạng, cái vỏ hình thức của chúng ra sao?

Thực ra, theo quan điểm toán học, hình thức của vận động được mô tả bằng các phương trình động học. Đó là các phương trình phi tuyến đa biến số. Và chỉ có các phương trình phi tuyến mới mô tả được các quá trình đầy biến động và luôn luôn dịch chuyển của cuộc sống xã hội và tự nhiên.

Mặt khác, ngày nay trên thế giới khái niệm “phát triển bền vững” đang ngày càng phổ biến. Xét về ngữ nghĩa thì “bền vững” nghĩa là dài lâu. Hiểu theo nghĩa đó thì những gì được phát kiến trong quá khứ mà tồn tại đến ngày nay thì được xem là bền vững. Điểm xuất phát càng sâu trong quá khứ thì càng bền vững, vì chính chúng ta đang mong muốn những gì chúng ta sáng tạo ra ngày hôm nay sẽ bền vững trong tương lại xa.

Xét trong lịch sử, Học thuyết Ngũ Hành có tuổi vài nghìn năm rồi. Cái tuổi đó được xem là bền vững. Nhưng Học thuyết đó rất huyền bí. Ví dụ, tại sao một người sinh tuổi Dậu thì đa tài nhưng lắm truân chuyên, tại sao khởi hành giờ Mão lại không thuận tiện,…Chính vì vậy mà Ngũ Hành được khoa học hiện đại xem là nhảm nhí, đôi khi phản khoa học nữa. Thực tế, chúng ta đang quay lưng lại với Ngũ Hành và quay lưng lại với một “khái niệm văn hóa đã và đang bền vững”. Về mặt toán học nếu vẽ đồ thị của các quá trình vận động của các đối tượng thực theo Ngũ Hành trong không gian pha thì đó chính là các đường cong diễn tả các phương trình phi tuyến.



Kết hợp hai khái niệm “bền vững và phi tuyến” để soi xét Học thuyết Ngũ Hành, dùng nó để lật bỏ tấm voan huyền bí đi, chúng ta thấy Ngũ Hành là khoa học. Cái khoa học này cho phép chúng ta tư duy mọi vấn đề từ tu thân, tề gia đến quản trị doanh nghiệp, xây dựng đất nước theo khoa học. Nó có thể dùng cho học sinh hay giám đốc, chiến sĩ, hay tướng lĩnh, thậm chí người hưu trí hay cán bộ đương chức đều có ít nhiều ích lợi, vì Ngũ Hành theo cách hiểu Khoa học chính là cái vô lăng của con tầu cuộc đời mỗi chúng ta.

Đây mới chỉ là khởi đầu cho các công trình nghiên cứu rộng lớn sau này, đặc biệt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Ngũ Hành và Dịch học, những nghiên cứu dùng Ngũ Hành trong quản lý Văn hóa và Kinh tế,….”

Sách được chia làm 4 chương

Chương I:CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

Chương II: NGŨ HÀNH TRONG KINH TẾ

Chương III: NGŨ HÀNH VÀ VĂN HÓA

Chương IV: NGŨ HÀNH TRONG GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC

Cuốn sách đã được Thượng tướng HOÀNG MINH THẢO đọc và nhận xét như sau:

“Đồng chí đã nghiên cứu rất sâu sắc. Vậy có thể trả lời được bao giờ thì dân ta hết đói nghèo, nhân tài nở rộ, nước ta hiện đại hóa, công nghiệp hóa được không?”

Xin trân trọng giới thiệu để anh em quan tâm, có thể tìm đọc.




---------
* Là một cựu học sinh K8 công tác tại Ngân hàng NNVN



Được đăng bởi VinhNQ vào lúc 15:57 Thứ tư, ngày 05 tháng mười hai năm 2007 tại Blog K8.







Đọc "NGŨ HÀNH và KHOA HỌC" tại: Wattpad, ChúngTa.com. (Trang đã bị xóa)

Mục lục cuốn sách

Chương 1. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

1.1. Các phương pháp tìm đường tối ưu
1.2. Phép biện chứng
1.3. Học thuyết Ngũ Hành
1.3.1. Thuyết âm dương
1.3.2. Lý thuyết big bang trong vật lý học
1.4. Khái niệm sơ đẳng về Ngũ Hành
1.4.1. Ngũ Hành là biểu tượng
1.4.2 Sơ đồ biểu tượng cổ về Ngũ Hành
1.4.3. Trạng thái vận động của một đối tượng theo Ngũ Hành
1.4.4. Vài ví dụ đơn giản về Ngũ Hành
1.4.5. Các khác biệt với cách giải thích kinh điển
1.4.6. Tóm tắt về Ngũ Hành dưới quan điểm mới
1.4.7. Khái niệm về Ngũ Hành thuận và Ngũ Hành ngược
1.5. Tích Kim vấn đề mấu chốt của Ngũ Hành
1.5.1. Tích Kim cá nhân
1.5.2. Tích Kim doanh nghiệp
1.5.3. Tích Kim của một vùng
1.5.3.1. Phạm vi của vùng
1.5.3.2. Trạng thái của vùng


Chương 2 . NGŨ HÀNH TRONG KINH TẾ

2.1. Vài ví dụ về trạng thái nền kinh tế Việt Nam đương đại
2.1.1. Kinh tế mặt tiền
2.1.2. Vỡ hụi
2.2. Xe ôm và nền kinh tế vĩ mô
2.3. Ngũ Hành trong ngành xây dựng
2.4. Ngũ Hành trong ngành giao thông
2.5. Dòng vốn FDI và dòng ngân sách

Chương 3. NGŨ HÀNH VÀ VĂN HÓA

3.1. Văn hóa lùn
3.2. Định nghĩa văn hoá, độ đo văn hóa
3.3. Tinh hoa văn hóa Việt nam
3.4. Mỗi quan hệ giữa Văn hóa và Ngũ Hành
3.5. Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế

Chương 4. NGŨ HÀNH TRONG GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC

4.1. Bài toán giáo dục Việt Nam
4.2. Khoa học và chiếc bánh
4.3. Ngũ Hành và một Đại học mới
4.4. Ngũ Hành và Internet
4.5. Ngũ Hành và công tác cán bộ

KẾT LUẬN

Đổi mới tư duy từ một triết thuyết cổ





Cùng 1 tác giả

  1. Luận thêm về thuyết Ngũ hành - 19/06/2008.
  2. Giáo dục và Ngũ hành - 11/07/2008.
  3. Phong Thủy của nền kinh tế tri thức - 03/03/2009.
  4. “Hoa Anh Đào Nhật bản và cô hàng bánh rán bán rong” hay một triết lý giáo dục mới
    - 21/04/2009.
  5. Phát triển đất nước ta khỏi nghèo nàn lạc hậu - 20/05/2009.
  6. Ngũ hành nhịp điệu sáng tạo - P1
    Ngũ hành nhịp điệu sáng tạo - P2 - NXB: VH-TT, Năm xuất bản: 2008, 23/06/2009.
  7. Năm học mới và triết lý giáo dục cũ - 18/08/2009.
  8. Ngôn ngữ và văn hoá - 29/09/2009.
  9. Cái tôi – danh lợi - 21/12/2009.
  10. Chuyển động có hướng của tiền tệ trong nền kinh tế - 25/03/2010.
  11. Cây lúa- nhọc nhằn và vinh quang biểu tượng Việt - 21/05/2010, TUANVIETNAM.NET.
  12. Bàn thêm về bài "Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức của Việt Nam" của GS - TS Chu Hảo - 26/06/2010.
  13. Tám chữ - Một di sản văn hóa - 24/09/2010.
  14. Tình cảm đất - 16/01/2011.
  15. Tản sinh linh - Qui luật của sự phát triển bền vững - 21/02/2011.
  16. Ba bước tới Minh triết - 07/03/2011.
  17. Tích tản của cá nhân và cộng đồng trong lịch sử Việt Nam - 12/03/2011.
  1. Kẻ hưởng thụ - 31/05/2011, Blog K8.
  2. FANSIPAN VÀ MỘT TỈ NHỊP THỞ - 12/11/2010, Blog K8.




Hit Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Đặng Kim Sơn: Kệ nhanh, kệ chậm! Miễn hiệu quả! - Lương Bích Ngọc (thực hiện)

Bee.Net.Vn >> Đi và gặp >>

Đặng Kim Sơn: Kệ nhanh, kệ chậm! Miễn hiệu quả!



 

Bee.net.vn - Nghiên cứu, kiếm tiền, viết sách, đọc sách, đào tạo “bọn trẻ con” và xem phim hành động... Đó là những việc mà tiến sĩ Đặng Kim Sơn coi là hiệu quả khi “tiêu” thời gian.

Làm dịch vụ tư vấn là cách làm thuận lợi
Tổng cộng Viện của anh giờ có có bao nhiêu người?
180 người, có lẽ còn có nhiều nữa.
Có được “nuôi” tốt không?
Chia nhiều cấp. Có nhóm được coi là khá nhưng cũng có nhiều người chỉ được gấp rưỡi, gấp đôi công chức bình thường.

TS. Đặng Kim Sơn

Thiên hạ đồn có những người (tổ chức quốc tế) mê Đặng Kim Sơn đến mức nhìn thấy anh là cứ muốn móc tiền ra?
Làm gì có chuyện ngon lành thế, trước hết, cũng phải chia sẻ mục đích chung, sau đó phải thống nhất cách làm chung. Mà càng cải cách hành chính có lẽ thủ tục càng lôi thôi. Nguyên tắc của ODA là vốn ngân sách, phải quyết toán với cả Nhà nước nữa nên việc chuẩn bị và thực hiện dự án mất thời gian lắm.
Bây giờ có lẽ tiện nhất là làm hợp đồng dịch vụ, bán chất xám minh bạch trên thị trường, chỉ lo đóng thuế sòng phẳng, xong rồi  không lo ai trêu ghẹo.
Những câu chuyện ngày xưa (Thời kỳ đầu của việc tái cơ cấu lại Viện Kinh tế nông nghiệp để phát triển thành Viện Chính sách và chiến lược PTNNNT bây giờ) bây giờ đã giải quyết xong rồi đúng không?
Câu chuyện bây giờ lại chuyển sang kiểu mới. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, phải tính đến thành lập các đơn vị vệ tinh, và phải chuyển một số cán bộ của Viện tại đơn vị ra ngoài kiếm tiền nuôi anh em.
Năm năm trước, (tại Viện Kinh tế nông nghiệp ở Nguyễn Công Trứ), chỉ lo chuyện cơ cấu nhân sự, chất lượng nghiên cứu và chỉ nói chuyện Nhà nước thôi. Giờ phải đương đầu với cả... các đối tác quốc tế. (Tớ có một loạt những đối tác: Úc, Mỹ, TQ, Thụy Điển).

Điện thoại, email? Người quen mới trả lời
Anh quen nhiều thế và việc nhiều thế, chắc điện thoại quấy cả ngày?
Cũng chỉ nghe điện thoại di động thôi, và thấy số quen cần thiết mới trả lời. Email cũng thế. Người nào nào quan trọng anh em nói lại mới trực tiếp trả lời. Lịch làm việc, gặp gỡ của tớ phải trông cậy vào thư ký.


Hôm nay, khó có người được gọi là “cầm đèn chạy trước ô tô” nữa. Lực lượng nghiên cứu và phát triển đang bước lên tuyến đầu, không phải riêng ai. Các bạn, hãy lên đường cùng chúng tôi làm nên câu chuyện mới của thế hệ chúng ta. (Thư ngỏ của TS Đặng Kim Sơn: Hãy "cùng với" với chúng tôi” viết ngày 4/10/2005)


Có người từng rất giận vì việc anh bảo thư ký gọi điện chia buồn đám tang hộ anh?
Thế thì quả là thất lễ với người ta rồi. Tính mình lẩm cẩm quá.
Có ông bạn làm to lắm vẫn sẵn sàng đến thăm khi người quen, thân có giỗ chạp ma chay, đau ốm, cưới hỏi... Hôm nào tốt ngày có tới 10 đám cưới ông ấy phải đi tới 7 đám. Làm được như thế quả là tử tế, được lòng mọi người nhưng chết mất. Mình chịu, không theo được.
Với vợ thì sao, chắc phải chu đáo hơn chứ?
Cũng thế thôi. Tớ từng nói với vợ: “Cậu có yêu tớ không? Nếu cậu yêu tớ thì phải yêu cả những thứ lẩm cẩm của tớ, còn nếu không thì tớ cũng đành chịu".
Thứ 7, Chủ nhật làm gì?
Lên nhà ở trên vườn, chơi với mọi người trong gia đình và bạn bè.
Anh có có còn thời gian để xem phim, nghe nhạc?
Có. Mình chỉ thích xem phim hành động thôi. Có thể đối với nhiều người phim hành động chẳng phải là thứ văn hóa cao siêu gì, nhưng nó tạo cảm giác giúp mình tư duy logic, dự báo, dự đoán, xử lý tình huống tốt, và cũng như kết thúc luôn là: chính nghĩa thắng gian tà...
Có lẽ mình văn hóa thấp, gu nông dân. Nhưng thú thật tớ không hiểu lắm nhạc cổ điển. Tranh trường phái ấn tượng càng không.

Sách? Chỉ đọc sách hay và đọc kỹ khi cần...
Còn đọc thì thế nào? Sách nghiên cứu? Anh đọc vào lúc nào, chọn sách thế nào?
Sách nào hay tôi đọc lướt qua. Một quyển sách đọc 15-30 phút để biết sách nói gì. Khi đụng đến chuyện gì đó thì biết lấy cuốn nào ở đâu.
Khi nào có việc gì, sẽ động lại trí nhớ, tìm ra cuốn sách mình cần, hoặc hỏi ai đó xem có cuốn nào liên quan để tìm... Tóm lại, lúc nào cần mới đọc kỹ, ghi chép để sử dụng.

Và viết khi ai cần hoặc bị thúc bách...
Số lượng đầu sách của anh cũng có vẻ kha khá, trong đó còn có nhiều cuốn gây dư luận như cuốn “Ba bàn tay”?
Mục tiêu là mỗi năm viết một cuốn sách. Nhưng 4 năm gần đây đều vượt chỉ tiêu. Năm ngoái có đến 4 cuốn.
Có hai loại sách: một loại viết theo nhu cầu bản thân, thường thích ngẫm lại, có khi viết thêm; một loại sách theo đơn đặt hàng, đứng tên với một số người. Những sách đó thường không mấy khi đọc lại, trong CV (tiểu sử cá nhân) cũng chẳng ghi làm gì.




Anh thường viết vào lúc nào?
Nảy ra ý nghĩ gì hay ghi luôn vào máy tính. Trong máy tính có nhiều phần: nhiều ý tưởng; đào tạo một chỗ, chính sách một chỗ, lăng nhăng để một chỗ. Có đoạn suy nghĩ xong viết vào, sơ đồ hóa luôn, có đoạn lấy thông tin, con số, đoạn trích, câu nói… Khi nào chín muồi, thấy câu chuyện này có độc giả, có người quan tâm có thể xuất bản thì viết ra. Còn không cứ để đấy, nó vẫn phát triển dần.
Ý tôi hỏi là thời gian để viết ấy? (Là ngày, hay đêm, ngày thường thứ 7 hay Chủ nhật)
Có hai kiểu. Kiểu thứ nhất được viết vào những lúc tệ hại nhất. Những đợt mình phải đi học, đi họp một số thứ mất thời gian, thì tớ tranh thủ viết. Nhưng phải “điều đình” với thầy, cô là mình chỉ ghi chép được bằng máy tính rồi chọn một góc khuất không ai nhìn được vào màn hình. Rồi cắm đầu vào máy tính để viết sách, chẳng để ý ai nói cái gì trên bục. Đó là cách tớ dùng thời gian để viết cuốn “Ba bàn tay”.
Kiểu thứ hai, viết vào lúc thích thú nhất như cuốn sách “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa” là viết trước hoặc sau khi có các thính giả mời nói một câu chuyện hay.
Năm ngoái nhờ có một số nhóm mời tớ nên có tới 4 cuốn sách kiểu như thế được ra đời.

“Bọn trẻ con tìm đến tớ đấy chứ!”
Cái quan trọng là có “nhóm trẻ con nhà mình” giỏi giang, hiểu ý để giúp anh làm được nhiều việc. Làm thế nào tìm được cái “bọn trẻ con nhà mình” đó?
Mọi người tìm đến đấy chứ. Các bạn ấy đa phần giỏi giang, học hành tử tế, đến đây bàn chuyện nghiên cứu, kinh doanh, quản lý. Chúng mình học hỏi lẫn nhau nhiều lắm.
Phân khúc thời gian của anh là: nghiên cứu, nghĩ chuyện kiếm tiền? Cái gì anh muốn và không muốn làm?
1. Làm chuyện có ích cho xã hội, trước hết là cho nông dân, xã hội của nông dân.
2. Tớ làm những gì tớ thấy thích thú, và cảm thấy có ích, nếu không không làm.
3. Có được thêm thu nhập cho mình và mọi người, thu nhập bằng tiền, bằng kiến thức.
Ba chuyện đó đều có lợi, thích thú, có ích, và đáng làm tất cả cùng lúc.


Nói? Ai chịu nghe, làm theo thì nói bao nhiêu cũng được!
Anh chịu khó nói cho quan chức nghe nghỉ?
Bất kỳ ai, không cần quan chức. Một nhóm người đáng nghe, có ích là được.
Có bao giờ ông bị... ép nói ở đâu mà mình không thích hoặc nói điều không hứng thú không? Bị ép thì có tuân thủ không?
Có chứ. Nếu là công vụ thì phải tuyệt đối chấp hành vì mình là cán bộ mà. Nhưng nếu có thể thẳng với những người nghe là: thể theo nhiệm vụ được giao tôi xin trình bày vài ý như thế này, có thể là chưa hoàn chỉnh... Hy vọng như thế là sòng phẳng và tôn trọng người nghe.
Giả sử có như có ai đó quan trọng mà lại thân thiết Đặng Kim Sơn, đề xuất gặp một tuần một tiếng để nghe thì có từ chối không?
Vấn đề là phải xem người ấy có hành động không. Mình quan tâm tới tính hiệu quả của các cuộc thảo luận. Nếu không đem lại kết quả gì, một phút cũng đáng tiếc.
Thường thì người ta không dám “ngang” với cấp trên vì sợ bị mất chức?
Có lẽ có nhiều chức tước giá trị lắm chăng? Với mình, thời gian là thứ quý nhất trên đời, càng ngày càng thấy thời gian quí báu quá!
Có vẻ anh quản lý thời gian rất tốt bằng cách chọn lựa việc để làm, đối tượng nói, thời gian làm?
Tớ nghĩ Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô sách” lâu rồi, nhưng phải đợi cho đến lúc gặp được Lê Lợi thì mới trình ý kiến này ra (Mặc dù sau này vẫn mất đầu vì Lê Lợi).
Nguyễn Trường Tộ đưa ra nhiều đề xuất tuyệt vời, có thể làm được cuộc duy tân vĩ đại ở VN thời đó. Nhưng triều đình nhà Nguyễn vào thời điểm đó chẳng ai thèm nghe ông ấy cả.
Thành công của người phương Tây là họ biết sử dụng hiệu quả thời gian. Nhiều người Châu Á sẵn sàng “cắm sào đứng đợi”, “vọng phu”, “vọng thê”… Còn triết lý của phương Tây có lẽ là luôn hành động - có thể vì thế mà nhiều việc họ đi trước chúng ta chăng?
Anh có vẻ đề cao sống nhanh?
Vấn đề không phải là sống chậm hay sống nhanh, mà là sống hiệu quả. Tớ đề cao tính hiệu quả!


Đặng Kim Sơn

Sinh ngày 2 tháng 5 năm 1954

Quê quán: Xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

1976 Kỹ sư Đại học Nông nghiệp, Hà Nội

1977- 1978 Quy hoạch nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long

1979-1980 Tổng cục khai hoang kinh tế mới

1980-1983 Phó Giám đốc Nông trường Thanh Niên, Hà Tiên, Kiên Giang

1984 -1996 Phó Giám đốc Trung tâm chuyển giao kỹ thuật Viện Lúa ĐBSCL, Cần Thơ

1990-1994 Chuyên gia dự án quy hoạch tổng thể ĐBSCL của ngân hàng Thế giới và UNDP

1992 Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội

1994 -1996 Thạc sĩ kinh tế phát triển, Đại học Stanford, Calofornia, Mỹ

1997-2000 Phó vụ trưởng Vụ Chính sách, Bộ NN&PTNT

2005 đến nay Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.



Lương Bích Ngọc
(thực hiện)

Đăng lại bài viết của Lương Bích Ngọc (đã đăng tại Bee.Net.Vn, 17/08/2010 15:04:14.)

Xem:







Free Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Giám đốc Nguyễn Nam Điện và Nhà máy In QĐ2

Quân đội nhân dân >> Quốc phòng - An ninh >> Bộ đội cụ Hồ >>

Công ty TNHH một thành viên In Quân đội 2

Phát triển công nghệ xây dựng thương hiệu

 

Từ một nhà máy lạc hậu, nguy cơ giải thể, Công ty TNHH một thành viên In Quân đội 2 (gọi tắt là Công ty In Quân đội 2 - tên gọi cũ: Nhà máy in Quân đội 2) đã từng bước “lột xác”, vươn lên trở thành một thương hiệu ngành in hàng đầu của cả nước.

Dàn máy in hiện đại (công nghệ Đức) sẽ khai trương vào ngày 5-8.


Cận cảnh công nghệ “khủng”

“Công ty In Quân đội 2 vừa mới “tậu” những dàn máy in thuộc hàng “khủng” nhập về từ Đức, thuộc thế hệ hiện đại nhất của công nghệ in thế giới”.

Thông tin ấy khiến chúng tôi tò mò, muốn được “ thực mục sở thị” ngay.

Tò mò, nói đúng hơn là quan tâm, bởi, trước đây (từ 1990-2005) cán bộ, công nhân viên Công ty với anh em phóng viên chúng tôi đều chung “mái nhà” Báo Quân đội nhân dân. Dù đã tách ra “ở riêng” gần 5 năm nay, Công ty In Quân đội 2 là doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Chính trị, nhưng chúng tôi vẫn luôn coi nhau như “người nhà”. Liên hệ với Đại tá Nguyễn Nam Điện, Giám đốc Công ty, anh xác nhận ngay thông tin ấy và còn nói thêm: “Trong năm 2010, chúng tôi thực hiện 5 dự án lớn tập trung đầu tư đổi mới, hoàn thiện, đồng bộ công nghệ in hiện đại. Dàn máy thế hệ mới nhất sẽ được khai trương trong dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Công ty (5-8-1975 / 5-8-2010)”.

Vào phân xưởng nơi có công nghệ “khủng”, chúng tôi rất ngạc nhiên. Không phải là cảnh lao động tấp nập, nhộn nhịp của hàng trăm công nhân và tiếng máy rền vang như trước đây, thay vào đó là không khí khá yên ắng. Dàn máy in đồ sộ sơn màu ghi láng bóng. Nhìn bề ngoài, nếu không phải là người trong nghề, chẳng ai biết đây là thiết bị công nghệ in tiên tiến thế hệ mới. Nó giống như những  toa tàu được gắn kết với nhau bằng một cái trục trung tâm. “Tất cả công đoạn in ấn đều được tự động hóa theo quy trình khép kín. Nhìn đồ sộ thế nhưng cả dàn máy này chỉ có vài ba công nhân điều khiển.” - Đại tá Nguyễn Nam Điện giải thích.

Chúng tôi hiểu đó cũng chính là lý do vì sao trong giờ lao động cao điểm mà xưởng in vẫn ít công nhân, không ồn ào. Cả khu vực nhà xưởng rộng lớn chỉ nghe tiếng máy chạy êm như thể âm thanh phát ra từ những chiếc quạt gió vậy.

Dàn máy in thế hệ mới này là một hạng mục mới đầu tư trong hệ thống công nghệ hiện đại đồng bộ của cả quá trình: Trước, trong và sau khi in sản phẩm. Đó là hệ thống chế bản CTP (Nhật Bản) đầu tiên ở Việt Nam; hệ thống chế bản CTP thứ 2 của Đức với công suất 40 bản/giờ; các máy in ốp-sét tờ rời 4 màu điều khiển tự động đạt tốc độ kỷ lục 16.000 tờ/giờ; hệ thống máy cắt giấy khổ lớn, in cuộn, máy gấp; dây chuyền đóng sách ST350 của Đức; máy đóng sách keo nhiệt PBM 10 kẹp của Nhật Bản... Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ này, Công ty In Quân đội 2 được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp là đơn vị điển hình của cả nước về công nghệ in ấn. Năng suất đạt 111,2 triệu trang in/người/năm, cao gấp 200 lần so với 1993. Riêng in Báo Quân đội nhân dân phát hành hằng ngày, trước đây phải mất 2 giờ để in, thì nay thời gian in chỉ hết 15 phút.


Hành trình xây thương hiệu

Đại tá Nguyễn Nam Điện vừa là người chèo lái con thuyền, vừa là nhân chứng của hành trình vượt qua “bĩ cực” xây dựng thương hiệu của Công ty. Anh kể:

- Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 là giai đoạn vô cùng khó khăn. Hệ thống máy móc, trang bị tiếp quản từ “Trung tâm ấn loát và ấn phẩm” của quân đội Sài Gòn trước giải phóng đều đã rệu rã, lạc hậu. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Công ty đứng trước thách thức vô cùng khó khăn. Đã có lúc tính đến phương án giải thể doanh nghiệp, sáp nhập với đơn vị khác hoặc chuyển công năng sử dụng. Nhưng rồi trong cái khó lại “ló” ra sáng tạo. Lời giải cho bài toán khó này là: Tập trung mọi nguồn lực và khả năng, đầu tư phát triển công nghệ, chú trọng đón đầu các kỹ thuật công nghệ mũi nhọn để bắt kịp nhu cầu thị trường.

Để chúng tôi hiểu rõ hơn, Thượng tá Hà Thị Thanh Yên, Phó giám đốc, Bí thư Đảng ủy Công ty cho biết:

- Vào thời điểm ấy, nhiều cơ sở in ấn trong nước đã có những công nghệ mới. Chúng tôi khảo sát, tìm hiểu nhu cầu thị trường và thấy rằng, nếu mình tìm mua những loại công nghệ mà các cơ sở khác đã có thì không thể chạy theo người ta để cạnh tranh được. Cách tốt nhất là đi trước, đón đầu để vượt lên.

Năm 1996, Nhà máy in Báo Quân đội nhân dân (tên gọi lúc đó) gây “sốc” trong ngành in khi “tậu” về những dàn máy in “khủng” có giá tới hàng triệu đô-la Mỹ. Dư luận ngành in đồn ầm lên, mấy anh Quân đội “chơi sang”, đâu biết rằng để có số tiền lớn ấy, Nhà máy đã... vay nợ 100%. Những cuộc tiếp xúc khách hàng, các chương trình quảng bá, giới thiệu công nghệ, sản phẩm được những người lính in thực hiện rất chuyên nghiệp. Việc làm tăng dần. Doanh thu, lợi nhuận, đời sống cán bộ, công nhân tăng theo. Vừa tích lũy trả nợ, Công ty vừa mở rộng sản xuất, tiếp tục mua sắm những thiết bị công nghệ hiện đại theo mục tiêu đồng bộ hóa. 5 năm qua là giai đoạn đầu tư, phát triển mạnh mẽ nhất của Công ty, giá trị đầu tư  vượt tổng mức đầu tư của 15 năm trước đó. Hiện nay Công ty đang sở hữu 3 hệ thống máy chế bản, 4 dàn máy in thế hệ mới nhất của thế giới. Phần lớn những loại máy móc này lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Nói về “bí quyết” tạo dựng và khẳng định thương hiệu, Đại tá Nguyễn Nam Điện gói gọn trong mấy cụm từ: “Năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường, đầu tư đúng hướng”. Đó cũng chính là truyền thống được đúc kết của Công ty suốt 35 năm qua.

Bài và ảnh: Phan Tùng Sơn

 


Nguồn: Phan Tùng Sơn tại Báo điện tử Quân đội nhân dân - Thứ Tư, 04/08/2010.
(Đã được bantroik5sg giới thiệu tại bài: Giám đốc Nguyễn Nam Điện và Nhà máy In QĐ2 Blog K5, 22/8/2010)




Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Đọc tin trên mạng...

Rating:★★★★★
Category:Other


Đọc tin trên mạng...

K6 LS sưu tầm và giới thiệu  


Mơ ngủ giữa ban ngày.

Tôi đã cấu vào đùi đến chục cái, đau chảy nước mắt mà vẫn không dám tin cái điều này:
Móc túi, đâm người táo tợn vẫn được... thả về “theo dõi”.

Tránh voi thì đúng rồi. Nhưng chó, mèo, chuột... cũng phải tránh. Thậm chí tránh cả châu chấu.


Đọc xong thấy đau ở trong tim

Đây là đường link giúp quý vị và các bạn hiểu thêm tại sao con trẻ bây giờ lại được "nuôi trồng" cẩu thả đến như vậy. Không thể đổ lỗi cho giáo dục, gia đình và xã hội được. Theo tôi hình như có điều gì khuất tất. 
Quý vị và các bạn có cao kiến gì không? 
Riêng tôi, tôi thấy nó đau tận trong tim.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Mừng sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Start:     Aug 25, '10
Location:     Blog


Giao lưu trực tuyến chúc sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng tại  Bee.Net.vn 
sẽ chính thức bắt đầu vào lúc 9 giờ ngày 20/8/2010.

3 vị khách mời:

- Đại tá Trịnh Nguyên Huân, trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1976 đến nay
- Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam
- Chị Võ Hòa Bình, con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Xem bài viết:




Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Kỷ niệm 65 năm Ngày tổng khởi nghĩa 19/8

Start:     Aug 19, '10
Location:     Blog


Xem:


Xem: "LOẠT BÀI VỀ TỔNG KHỞI NGHĨA 19/8/1945 TẠI HÀ NỘI" trên Bee.Net.vn






Free Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Viếng mộ Liệt Sĩ Nguyễn Văn Ơn K4 - hameok6

Start:     Aug 18, '10 10:00a
Location:     Nghĩa Trang Liệt Sĩ Tp.HCM, Khu M20 (giành cho các LS quê ở vùng từ Quảng Trị đến Nghệ An). Bông số 1. Mộ số 1



Nhân dịp, Bạn Trỗi K6 xin chúc mừng các anh chị K4 và BLL Trường đã tìm được mộ và gia đình Liệt Sĩ Nguyễn Văn Ơn. "Đây là việc làm rất có ý nghĩa Nhân ngày Hội trường năm nay!" thuybeu_k4qn 16:42:00 GMT+07:00 Thứ hai, ngày 16 tháng tám năm 2010.
Vừa đi thăm mộ Ơn về. Đúng như chỉ dẫn. Năm anh em trên một chiếc xe: Dương Minh, Trung Liêm, Dũng Sô, Hà mèo và lái xe. Anh em thắp hương, "ăn" thuốc và uống rượu với Ơn. Vì kẹt thời gian nên không đi thăm các bạn khác được, hẹn sau vậy. Tin, ảnh sẽ có phóng viên Hà mèo đưa.
DS

11:16:00 GMT+07:00 Thứ tư, ngày 18 tháng tám năm 2010


... Khi "cắn thuốc" cùng nhau DS nói "Ở đây không có thuốc rê, mày cắn tạm Con Mèo nhé!". Khi "nhậu" DS nói "Để nó uống trước 3 ly đi" (thực ra là dùng nắp chai chứ không có ly)...
JM

09:36:00 GMT+07:00 Thứ năm, ngày 19 tháng tám năm 2010

Khi có cái TÌNH và cái TÂM thì dường như chuyện gì cũng làm được. Giỏi! Cám ơn anh em Trỗi mình. Cám ơn anh em bên Quân sử.
TM

07:38:00 GMT+07:00 Thứ năm, ngày 19 tháng tám năm 2010


Xem bài viết:




Free Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

BanTroi "đi chợ" Budapest



Thắng ngớ thăm Hung tháng 6/2010

Trên thành BudaDưới chân tượng Thánh István (Vua đầu tiên của Hung) tại Pháo đài Những Người Ðánh Cá - Halászbástya Trên thành Buda 14/6/2010
BalatonHồ Balaton 15/6/2010
RestaurantRestaurant 15/6/2010


Bắc bu thăm Hung tháng 8/2010
Trong dịp công tác, học tập tại Hungary (2-14/8/2010), Bắc bu K5 đã đến thăm các bạn Trỗi hiện đang sống tại Budapest

Tại nhà Tô ThắngTại nhà Tô Thắng 4/8/2010
Trên dòng Đa-nuýp (Duna)Trên dòng Đa-nuýp (Duna) - phía sau là nhà Quốc hội
Tại nhà Triều ngỗngTại nhà Triều ngỗng 6/8/2010



Bắc bu thăm Viên tháng 8/2010

Viên, 08/08/2010 - Dinh SchönbrunnTại Dinh Schönbrunn (Cung điện mùa hè)
Viên, 08/08/2010 - Khu trung tâm với các nghệ sĩ đường phốKhu trung tâm với các nghệ sĩ đường phố
Viên, 08/08/2010 - Tại 'Vườn bia' trong khu vui chơi PraterTại "Vườn bia"  của nhà hàng Schweizerhaus trong khu vui chơi Prater


Tiện thể đăng lại ảnh Quang Việt thăm Hung tháng 7/2006 cho nó "đủ đôi"

Budapest 30/7/2006Budapest 30/7/2006
Budapest 2/8/2006
Budapest 2/8/2006
Trong hầm rượu thành Ê-ghe (Eger) 1/8/2006Trong hầm rượu thành Ê-ghe (Eger) 1/8/2006




Free Web Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

Photo Album 2010-08-10




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thăm bạn Mạnh Minh ở nghĩa trang Trường Sơn - Minh Chính


Trên đường đi nghỉ ở Huế đoàn các gia đình của Cục TCĐT tổ chức thăm Nghĩa trang Trường Sơn và viếng mộ bạn Mạnh Minh.
Có anh Hoàng Việt Thắng K4, gia đình Vũ Văn Việt và Lê Minh Chính K6.

đoàn các gia đình của Cục TCĐT tổ chức thăm Nghĩa trang Trường Sơn và viếng mộ bạn Mạnh Minh.
Có anh Hoàng Việt Thắng K4, gia đình Vũ Văn Việt và Lê Minh Chính K6.
Anh em Trỗi công tác tại Cục TCĐT thăm mộ Mạnh Minh k6 (em Mạnh Quang k4), NTSL Trường Sơn, ngày 31/7/2010.
... Ngày 27/7 anh TĐ k4 cũng tới đây, biết có Mạnh Minh nhưng mà đi theo đoàn, không kịp thăm "em nó". Chỉ thắp hương chung khu Hà Nội.
Xem: Trộm ảnh bạn Trỗi thăm mộ Mạnh Minh - HữuThành.Nguyễn, 10/8/2010, Blog K4




HTML Hit Counter 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Chuyện chưa biết - hameok6



CHUYỆN CHƯA BIẾT

hameok6

Thầy Nguyễn Hữu Điền -  hiệu trưởng đầu tiên của trườngThầy Nguyễn Hữu Điền - hiệu trưởng đầu tiên của trường

Có thể chỉ là chưa biết với tôi. Lâu nay vẫn nghĩ thầy Tuấn là hiệu trưởng duy nhất của trường mình. Mãi hôm rồi mới biết là không phải. Tuy ngày 15/10/1965 trường mình mới khai giảng năm học đầu tiên, nhưng chúng ta đều biết trường đã thành lập từ trước đó, từ Trại Hòe, Hà Bắc, từ tháng 12/1964 và khi đó thầy Nguyễn Hữu Điền là hiệu trưởng. Thầy Điền chính là hiệu trưởng đầu tiên của trường mình cho tới tháng 8/1965 thì thầy Tuấn mới tay thế. Thầy Điền cũng chính là phụ huynh của anh Nguyễn Thanh Kỳ k3 và Nguyễn Hoài Đức k6.

Nếu tôi nhớ không lầm, theo những thông tin “vườn sắn” (chứ không phải “vỉa hè”) thì cho tới khi khai giảng năm học 65-66, trường mính chưa có tên chính thức. Lúc đầu còn mang con dấu “Tiểu đoàn 126”, sau đó hình như có ý định sẽ gọi là “Trường Thiếu sinh quân Trần Quốc Toản”, nhưng cuối cùng thì là “Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi”.


Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Thứ ba, 03 tháng tám, 2010.)




Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>